Trong bài viết CÓ NÊN HỌC THUỘC LÒNG?, chúng tôi đã chia sẻ về lợi ích của việc học thuộc lòng. Trong bài viết này, chúng tôi tiếp tục giới thiệu thêm về lợi ích của học thuộc lòng đối với các bạn học đàn piano để bạn đọc tham khảo.
Sự cần học thuộc lòng tác phẩm là những nguyên do vô cùng bức thiết tới mực quả lạ lùng khi nhiều người vẫn không nhận thức chúng. Các nghệ sĩ piano cao cấp phải chơi từ trí nhớ do trình độ kỹ thuật cao đòi hỏi như vậy. Trong thực tiễn, với tất cả mọi nhạc sinh (gồm các những nhạc sinh tự cho mình là những người-không thể-học thuộc) thì các đoạn khó nhất đều được chơi bằng trí nhớ. Những người-không thể-học thuộc có thể cần trang nhạc đặt trước mặt nhằm nâng đỡ tâm lý và cho những sự gợi nhắc nhỏ thi thoảng chỗ này chỗ nọ, song trong thực tế, họ vẫn đang chơi các đoạn khó từ “trí nhớ bàn tay (hand memory)” (được giải thích bên dưới).
Các tưởng thưởng của sách này được tích luỹ bởi nó là một thứ dịch vụ trọn gói; tức là, cái toàn thể thì lớn hơn tổng số của các thành phần. Sự học thuộc lòng là một ví dụ tốt. Để hiểu điều này, hãy xem xét các nhạc sinh mà không học thuộc lòng. Một khi một tác phẩm mới đã được “học xong”, nhưng vẫn chưa hoàn mỹ, thì các nhạc sinh-không thể-học thuộc này theo lệ thường của họ sẽ thôi luyện tập nó và tiếp tục bản mới khác, một phần bởi vì họ mất rất dài thời gian để tập các tác phẩm mới, và một phần vì việc đọc tổng phổ không thuận lợi cho việc trình tấu các tác phẩm khó. Theo các số liệu thống kê, các nhạc sinh mà không học thuộc lòng không bao giờ học được bất kỳ tác phẩm nào thật tốt, và khiếm khuyết này làm hạn chế sự phát triển kỹ thuật. Nhưng nếu các nhạc sinh có khả năng học nhanh và học thuộc lòng cùng lúc, họ sẽ có thể diễn tấu với nhạc cảm tất cả các tác phẩm đã được họ học hoàn chỉnh trong suốt thời gian còn lại trong đời mình ! Chúng ta không chỉ đang nói về việc học thuộc lòng hoặc học thuộc lòng một tác phẩm — mà chúng ta còn đang nói về một thời gian trọn đời của sự khác biệt ở sự phát triển như một nghệ sĩ của bạn, và sự liệu bạn có thực sự có được một cơ hội để làm nhạc hay không. Ấy chính là sự khác biệt giữa một nghệ sĩ trình diễn và một nhạc sinh vĩnh viễn không có được một tác phẩm có thể trình diễn.Có nhiều ưu điểm khác nữa của sự học thuộc lòng, mà thay vì liệt kê ở đây, chúng ta sẽ thảo luận chúng khi chúng ta gặp chúng trong khi học cách học thuộc lòng dưới đây.
Cuối cùng, sự học thuộc lòng có lợi cho sự phát triển não bộ ở tuổi trẻ và giúp trì hoãn sự thoái hoá của não bộ ở tuổi già. Sự học thuộc lòng tổng phổ piano không chỉ giúp cải thiện trí nhớ thường ngày của bạn mà còn làm trì hoãn sự suy giảm trí nhớ theo tuổi tác và thậm chí còn cải thiện năng lực nhớ của não bộ. Bạn sẽ trở nên một “chuyên gia về trí nhớ [memory expert]”, mang lại cho bạn sự tự tin ở năng lực nhớ của bạn; sự thiếu tự tin là một nguyên do chính gây nhớ kém cũng như nhiều vấn đề khác, chẳng hạn sự tự đánh giá thấp bản thân/tự ti. Trí nhớ ảnh hưởng tới trí thông minh và trí nhớ tốt làm tăng chỉ số IQ trong thực tế.
Thời trẻ, với tôi cuộc đời dường quá phức tạp tới mực, để đơn giản nó, tôi một cách bản năng tuân theo “nguyên tắc biết tối thiểu” mà cho rằng càng nhồi nhét ít thông tin vào đầu là càng tốt. Lý thuyết này thì tương tự như với bộ nhớ trong máy vi tính : càng xoá được nhiều những thứ lộn xộn, bạn càng giải phóng cho bộ nhớ để mà sử dụng. Giờ thì tôi biết rằng giải pháp này khiến nuôi dưỡng sự lười biếng và một phức cảm tự ti [inferiority complex] rằng bạn không là một người có trí nhớ tốt, và là phương hại cho não bộ bởi vì nó chẳng khác gì việc bạn lý luận rằng bạn sử dụng càng ít cơ bắp, thì bạn càng mạnh hơn bởi vì có nhiều hơn năng lượng để dành. Não bộ có dung lượng nhớ nhiều hơn cái dung lượng mà bất kỳ ai có thể nạp vào trong nó trọn đời mình, nhưng nếu bạn không học cách sử dụng nó, bạn sẽ không bao giờ tận dụng được đầy đủ tiềm năng của nó. Tôi đã khốn khổ nhiều bởi cái sai lầm nọ của thời tuổi trẻ. Tôi đã sợ không dám đi chơi bowling chỉ vì tôi không thể nhớ tỉ số như mọi người khác. Kể từ khi tôi thay đổi cái triết lý về trí nhớ nọ và gắng ghi nhớ mọi thứ, thì cuộc sống tôi đã cải thiện cực kỳ. Tôi thậm chí gắng ghi nhớ từng đoạn dốc và từng chỗ lồi lõm trên mọi ngọn đồi golf mình chơi. Điều đó có thể có một tác động to lớn với tỉ số một trận golf. Không cần phải nói, các lợi ích tương ứng của nó với sự nghiệp piano của tôi là nhiều không thể tả
Trí nhớ là một chức năng liên tưởng của não bộ. Một chức năng liên tưởng là một chức năng mà trong đó một đối tượng được liên tưởng với một đối tượng khác bằng một mối quan hệ. Trong thực tế, mọi sự chúng ta trải qua đều được lưu trữ trong não bộ chúng ta bất kể ta thích nó hay không, và một khi não bộ chuyển thông tin này từ kho lưu tạm thời sang kho lưu vĩnh viễn (một quy trình tự động mà thường mất từ 2 tới 5 phút), nó thực sự ở lại đó suốt đời ta. Do đó, khi chúng ta học thuộc lòng, sự lưu trữ thông tin thì không là vấn đề — sự thu hồi nó mới là vấn đề, vì không như máy vi tính, mà trong nó mọi dữ liệu đều có địa chỉ, trí nhớ của chúng ta được thu hồi bằng một quy trình mà vẫn còn chưa được tường tận. Quy trình thu hồi được hiểu tường tận nhất là quy trình liên tưởng: để nhớ lại số điện thoại của John, chẳng hạn, ta trước nhất nghĩ tới John, kế ta nhớ rằng anh ta có nhiều số điện thoại, và rồi ta nhớ số di động của anh 123-4567. Tức là, con số đó được liên tưởng với cái điện thoại di động, mà cái điện thoại di động đó lại được liên tưởng với John. Mỗi chữ số trong dãy số đó có một sự sắp đặt trong các mối liên tưởng liên quan tới sự trải nghiệm với các con số của cuộc đời chúng ta, khởi bằng lần đầu tiên chúng ta học các con số khi còn trẻ nhỏ. Nếu không có các mối liên tưởng này, chúng ta tất không có một ý niệm nào với các con số đó và do đó sẽ hoàn toàn không thể nhớ lại chúng. “John” còn có nhiều liên tưởng nữa (chẳng hạn nhà anh, gia đình anh,vv) và não bộ ta phải lọc chúng ra khỏi và đi theo cái liên tưởng “điện thoại” để tìm ra con số. Nhờ năng lực xử lý thông tin khổng lồ của não bộ, quy trình thu hồi thì hiệu quả hơn nếu có nhiều mối liên tưởng hơn và các mối liên tưởng này gia tăng nhanh chóng về kích cỡ khi thêm các dữ liệu được ghi nhớ bởi vì chúng có khả năng được liên tưởng chéo (cross-associated).
Do vậy não bộ người thì hầu như hoàn toàn đối lập với bộ nhớ máy tính: bạn càng ghi nhớ nhiều, thì nó càng trở nên dễ ghi nhớ hơn bởi vì bạn có thể tạo lập nên nhiều mối liên tưởng hơn. Dung lượng bộ nhớ của chúng ta là lớn tới mực nó thực tế là vô hạn. Ngay cả những người có trí nhớ tốt không bao giờ là “bão hoà” bộ nhớ của họ cho tới khi những huỷ hoại của tuổi già gióng hồi chuông báo tử của chúng. Khi có thêm dữ liệu được đưa vào bộ nhớ não bộ, thì con số các mối liên tưởng gia tăng về phương diện hình học. Sự gia tăng hình học này phần nào lý giải cho sự khác biệt to lớn trong năng lực ghi nhớ của người có trí nhớ tốt và người trí nhớ kém. Theo đó mọi điều chúng ta biết được về trí nhớ cho ta hay rằng việc học thuộc lòng chỉ có lợi cho ta thôi.
Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)
Biên tập: Lê Minh Hiền (nhạc sĩ)
Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ), Đại Nhật.
Nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co.,Ltd