1. Bộ câu hỏi ôn Rung chuông vàng lớp 5 môn Toán
Bài 1: Chữ số 7 trong số thập phân 2006,007 có giá trị là:
A. 7
B. 7/10
C. 7/1000
D. 7/100
Bài 2: Trong các phép chia dưới đây, phép chia nào có thương lớn nhất?
A. 4,26 : 40
B. 42,6 : 0,4
C. 426 : 0,4
D. 426 : 0,04
Bài 3: Chữ số 5 trong số 162,57 chỉ:
A. 5 đơn vị
B. 5 phần trăm
C. 5 chục
D. 5 phần mười
Bài 4: Khoảng thời gian từ lúc 9 giờ kém 10 phút đến 9 giờ 30 phút là:
A. 10 phút
B. 20 phút
C. 30 phút
D. 40 phút
Bài 5: Từ các chữ số 1 ; 2 ; 3 có thể lập được bao nhiêu số có 3 chữ số chia hết cho 3?
A. 6 số
B. 7 số
C. 8 số
D. 9 số
Bài 6: Một hình vuông có cạnh dài 4cm, câu nào đúng?
A. Diện tích hình vuông bằng chu vi hình vuông.
B. Diện tích hình vuông lớn hơn chu vi hình vuông.
C. Chu vi hình vuông bé hơn diện tích hình vuông.
D. Cả 3 câu đều sai.
Bài 7: Điền số thập phân vào chỗ chấm: 8hg 9g = ……….kg
A. 8,9
B. 8,09
C. 0,89
D. 0,809
Bài 8: Chọn câu trả lời sai: 12300 kg = ?
A. 1230 yến
B. 1 230 000 dag
C. 123 tạ
D. 123 tấn
Bài 9: Trong hộp có 40 viên bi, trong đó có 24 viên bi xanh. Tỉ số phần trăm của số bi xanh và số bi trong hộp là bao nhiêu?
A. 20%
B. 40%
C. 60%
D. 80%
Bài 10: Trung bình cộng của 3 số tự nhiên liên tiếp là 2. Đó là ba số nào?
A. 1; 2; 3
B. 2; 3; 4
C. 4; 5; 6
D. 0; 1; 2
2. Bộ câu hỏi ôn Rung chuông vàng lớp 5 các môn
Câu 1: Điền từ còn thiếu vào câu tục ngữ sau: “ Có công mài sắt, có ngày ……
Đáp án: từ cần điền: nên kim
Câu 2: Điền từ thích hợp vào câu sau: “ Tre già, Măng …………”
a) Đâm chồi
b) Nẩy lộc
c) Mọc
Câu 3: Gió ở cấp nào thì được gọi là gió bão?
a) Cấp 2
b) Cấp 3
c) Cấp 5
d) Cấp 9
Câu 4: Để viết số, người ta sử dụng bao nhiêu chữ số tự nhiên?
a) 8 chữ số
b) 9 chữ số
c) 10 chữ số
d) 11 chữ số
Câu 5: Người mẹ trong bài: “Khúc hát ru những em bé ngủ tên lưng mẹ” làm những công việc gì?
a) Nuôi con
b) Giã gạo nuôi bộ đội
c) Trả bắp trên nương
d) Cả ba phương án trên
Câu 6: Trong các từ ghép sau từ nào có nghĩa tổng hợp?
a) Xe cộ
b) Xe đạp
c) Xe máy
d) Xe điện
Câu 7: Âm thanh lan truyền qua những đâu?
a) Không khí
b) Chất rắn
c) Chất lỏng
d) Tất cả các ý trên
Câu 8: Cho câu sau: “Bạn có đi học không”. Câu trên thuộc loại câu gì ?
a) Câu cầu khiến
b) Câu kể
c) Câu cảm
d) Câu hỏi
Câu 9: Nước Đại Việt thời Lý (1009 – 1226) Ai là người dời đô ra thăng long.
a) Lý Thái Tông
b) Lý Thái Tổ
c) Lý Nhân Tông
d) Lý Thánh Tông
Câu 10: Các dân tộc: Ê đê, Ba Na, Gia Rai, Xơ Đăng sống lâu đời nhất ở vùng nào?
a) Vùng núi phía Bắc
b) Vùng Đồng Bằng Bắc Bộ
c) Tây Nguyên
d) Đồng Bằng Nam Bộ.
Câu 11: Tây Nguyên có bao nhiêu tỉnh?
a) 4 tỉnh
b) 5 tỉnh
c) 6 tỉnh
d) 7 tỉnh
Câu 12: Trung tâm chính trị – Văn Hoá, khoa học và kinh tế của cả nước; là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước ta đặt tại:
a) Thành phố Hồ Chí Minh
b) Thành phố cần thơ
c) Thành phố Huế
d) Thành phố Hà Nội
Câu 13: Trong các phân số sau phân số nào bằng :
a)
b)
c)
Câu 14: Trong bài tập đọc: “Sầu Riêng”, tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào?
a) Quan sát bằng mắt, bằng tai
b) Quan sát bằng mắt, bằng mũi
c) Quan sát bằng mắt, bằng mũi, bằng lưỡi
Câu 15: Nhà trần thành lập vào năm nào?
a) Vào năm 1225
b) Vào năm 1226
c) Vào năm 1227
d) Vào năm 1228
Câu 16: Đồng bằng Bắc bộ do những con sông nào bồi đắp nên?
a) Sông Hồng và sông Thái Bình
b) Sông hồng và sông Mã
c) Sông Thái Bình và sông Hậu
Câu 17: Nếu thiếu vitamin A thì mắc bệnh gì?
a) Mắc bệnh khô mắt, quáng gà
b) Mắc bệnh phù
c) Mắc bệnh còi xương ở trẻ
Câu 18: 32 km2 đổi ra đơn vị đo bằng m2 ta được:
a) 32.000 m2
b) 3.200.000 m2
c) 32.000.000 m2
Câu 19: Bài thơ: “ Bè xuôi sông La” của tác giả nào?
a) Đoàn Văn Cừ
b) Vũ Duy Thông
c) Nguyễn Khoa Điềm
Câu 20: Những số nào sau đây chia hết cho 9?
a) 189
b) 172
c) 178
Câu 21: Sông Thái Bình Nằm ở đồng bằng nào?
a) Đồng bằng Nam Bộ
b) Đồng bằng Bắc Bộ
c) Đồng bằng trung bộ
Câu 22: Sông cả thuộc tỉnh nào?
a) Tỉnh Bình Định
b) Tỉnh Hà Tĩnh
c) Tỉnh Nghệ An
Câu 23: Số nào sau đây chia hết cho 2 và 5?
a) 329
b) 248
c) 350
d) 355
Câu 24: Nếu ta viết thêm vào bên phải số 259 một chữ số 0 thì số đó tăng lên bao nhiêu lần?
a) 1000 lần
b) 100 lần
c) 10 lần
d) 1 lần
Câu 25: Khi thiếu I-ốt con người sẽ mắc bệnh gì?
a) Suy nhược
b) Suy dinh dưỡng
c) Bướu cổ
d) Còi xương
Câu 26: Người Đội viên có máy lời hứa?
a) 3 lời hứa
b) 4 lời hứa
c) 5 lời hứa
d) 6 lời hứa
Câu 27: Chọn ý đúng cho câu tục ngữ sau:“Đâm bì thóc, chọc bì gạo”
a) Phê phán thái độ gây bất hoà
b) Xúi bẩy kích động hai bên kiện nhau
c) Xúi bẩy người này, gây xích mích với người kia gây bất hoà mâu thuẫn
d) Cả 3 phương án trên
Câu 28: Đoán xem chữ gì?
Để nguyên loại quả thơm ngon
Thêm hỏi – co lại chỉ còn bé thôi
Đáp án: quả Nho
Câu 29: điền thêm số thích hợp vào dấu 3 chấm sau:
1, 2, 3, 5, 8, …………
Đáp án: Đó là số 13 (Theo quy luật số liền sau bằng tổng của 2 số liền trước)
Câu 30: Điền từ còn thiếu vào hai câu thơ của Tố Hữu:
…………là cha, là Bác, là Anh
Quả tim lớn bọc trăm dòng máu đỏ
Đáp án: từ Người
Câu 31: Hình bên có bao nhiêu hình tứ giác?
a) 2 hình tứ giác
b) 3 hình tứ giác
c) 4 hình tứ giác
d) 5 hình tứ giác
Câu 32: Tìm danh từ chỉ khái niệm trong các danh từ sau:
a) Học sinh
b) Dòng sông
c) Chân trời
d) Truyện cổ
Câu 33: Trong các số sau, số nào vừa chia hết cho 2, 3, 5 và 9?
a) 20.610
b) 6.262
c) 1.610
d) 2541
Câu 34: Số bé nhất gồm 6 chữ số khác nhau là só nào?
a) 666.666
b) 123.456
c) 102.345
d) 012.345
Câu 35: Khi độ dài hình vuông tăng gấp 2 lần thì diện tích hình vuông tăng gấp mấy lần?
a) 2 lần
b) 3 lần
c) 4 lần
Câu 36: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào?
a) 5-6-1910
b) 5-6-1911
c) 5-6-1912
d) 5-6-1913
Câu 37: cho câu sau: “Đàn voi bước đi chậm rãi.” Thuộc kiểu câu gì?
a) Kiểu câu “Ai là gì”
b) Kiểu câu “Ai làm gì”
c) Kiểu câu “Ai thế nào”
Câu 38: Người đội viên đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh là ai?
a) Anh Kim Đồng.
b) Chị Võ Thị Sáu.
c) Anh Lê Văn Tám.
Câu 39: Bài hát Quốc ca do ai sáng tác?
a) Nhạc sĩ Nam Cao.
b) Nhạc sĩ Văn Cao.
c) Nhạc sĩ Xuân Cao.
Câu 40: Từ lâu câu nói này đã trở thành khẩu hiệu:
“ Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đảo núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Em hãy cho biết câu nói nổi tiếng này là của ai:
A. Hồ Chủ Tịch
B. Trần Phú
C. Phạm Văn Đồng
Câu 41: Hãy quan sát bức tranh này thuộc dòng tranh dân gian nào?
A. Đông Hồ
B. Hàng Trống
C. Làng sình
3. 111 Câu hỏi Rung chuông vàng lớp 5 có đáp án
Câu 1: Địa Đỉnh núi cao nhất thế giới thuộc châu lục nào:
A- châu Á. B- châu Âu C- châu Phi
Đáp án: A- châu Á.
Câu 2: Tiếng Việt Trong bài” Chuỗi ngọc lam” (Tiếng Việt lớp 5 – tập I) cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?
Đáp án: tặng chị
Câu 3: Sử Cuộc phản công ở kinh thành Huế đã gắn liền với tên tuổi vị vua nào?
A- Vua Hàm Nghi
B- Vua Duy Tân
C- Vua Tự Đức
Đáp án: A- Vua Hàm Nghi
Câu 4: Toán Rút gọn phân số 35/65 được kết quả là:
A. 1/2 B. 7/13 C. 5/13
Đáp án: B- 7/13
Câu 5: Tiếng Việt Trong câu: “Dòng suối róc rách như pha lê, hát lên những bản nhạc dịu dàng.”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. So sánh B. So sánh và nhân hoá C. Nhân hoá
Đáp án: B. So sánh và nhân hoá
Câu 6: Khoa Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào?
A- đường hô hấp
B- đường máu.
C- đường tiêu hóa
Đáp án: C- đường tiêu hóa
Câu 7: Địa Điền từ thích hợp vào chỗ chấm:
Khí hậu của nước ta là khí hậu …., gió mùa.
Đáp án: nhiệt đới
Câu 8: Tiếng Việt Xác định từ loại của từ được gạch chân trong câu văn sau:
“Dù ông ta có một đống của nhưng ông ta không thấy hạnh phúc.”
Đáp án: Danh từ
Câu 9: Toán Cạnh của một hình lập phương gấp lên 3 lần thì thể tích của hình lập phương đó gấp lên mấy lần?
Đáp án: 27 lần
Câu 10: Kĩ năng loài chim nào được chọn làm biểu tượng của hòa bình?
Đáp án: chim bồ câu.
Câu 11: Tiếng Việt Thành ngữ nào dưới đây không nói về vẻ đẹp thiên nhiên:
A. Non xanh nước biếc
B. Giang sơn gấm vóc
C. Sớm nắng chiều mưa
Đáp án: C- Sớm nắng chiều mưa
Câu 12: Toán Tích sau đây có tận cùng bằng chữ số nào?
1 x 2 x 3 x 4 x … x 48 x 49
Đáp án: chữ số 0
Câu 13: Khoa học Hãy cho biết nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên trái đất là gì?
A. Mặt trăng. B. Mặt trời. C.Gió.
Đáp án: B- Mặt trời.
Câu 14: Tiếng Việt Trong hai câu văn sau:
– Nói không thành lời.
– Lễ lạt lòng thành.
Từ “thành” có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Nhiều nghĩa B. Đồng âm C. Đồng nghĩa
Đáp án: B. Đồng âm
Câu 15: Toán Tìm 15,5% của 16.
Đáp án: 2,48
Câu 16: Tiếng Việt Từ nào không cùng nghĩa với các từ còn lại trong nhóm:
Bao la, mênh mông, bát ngát, nghi ngút, bất tận.
Đáp án: nghi ngút
Câu 17: Lịch sử Câu nói ” Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây ” là câu nói của ai?
Đáp án: Nguyễn Trung Trực
Câu 18: Tiếng Việt Câu văn: “Một dải mây mỏng, mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận ôm ấp, quấn ngang các chỏm núi như quyến luyến, bịn rịn.” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. Nhân hoá B. So sánh C. Nhân hoá và so sánh
Đáp án: C. Nhân hoá và so sánh
Câu 19: Khoa Sự biến đổi hóa học sẽ xảy ra trong trường hợp nào dưới đây:
A- thả vôi sống vào nước
B- dây cao su bị kéo giãn ra
C- cốc thủy tinh bị rơi vỡ
Đáp án: A- thả vôi sống vào nước
Câu 20: Tiếng Việt Trong câu: “Chiếc cối xay lúa cũng có hai tai rất điệu.”, từ “tai” được dùng theo nghĩa gì?
Đáp án: Nghĩa chuyển
Câu 21: Địa Ngành sản xuất chính trong nông nghiệp của nước ta là gì?
Đáp án: trồng trọt
Câu 22: Tiếng Việt Câu văn sau: “Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.” là câu ghép đúng hay sai?
Đáp án: sai
Câu 23: Toán Hãy viết số thập phân mà phần nguyên là số lẻ lớn nhất có 2 chữ số khác nhau, phần thập phân là số lẻ bé nhất có 3 chữ số khác nhau.
Đáp án: 97,103
Câu 24: Khoa Thiếu i ốt sẽ mắc bệnh bướu cổ. Đúng hay sai?
Đáp án: Đúng
Câu 25: Tiếng Việt Trong hai câu văn sau:
– Trong vườn muôn hoa khoe sắc thắm.
– Mẹ em có rất nhiều hoa tay.
Từ ” hoa” có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Từ đồng nghĩa B. Từ nhiều nghĩa C. Từ đồng âm
Đáp án: B. Từ nhiều nghĩa