Tư duy về chẵn và lẻ!

Tư duy về chẵn và lẻ!

Bài viết của thầy Vân Vũ Quốc sáng qua đã nhận được sự quan tâm rất lớn của các thầy cô, các vị phụ huynh. Ai cũng muốn hướng đến một cách dạy học tự nhiên, dẫn dắt tư duy cho trẻ.

Trong lúc chờ thầy Vân sắp chữ (theo đúng cách thầy ấy reply tôi – Trần Nam Dũng) cho phần 2, tôi post ở đây một bài mà tôi sưu tầm được ở trên mạng trong mùa dịch 2021. Rất tiếc là tôi không còn lưu được vết nên rất xin lỗi tác giả. Và cảm ơn tác giả đã có một bài viết nhẹ nhàng mà sâu sắc.

Tư duy về chẵn lẻ là một trong những tư duy toán đầu tiên có thể dạy cho trẻ

Tư duy về Chẵn và lẻ!

Có lẽ khái niệm số chẵn số lẻ là một trong những khái niệm khi đọc lên lại có ít liên quan đến ứng dụng của nó nhất. Ta có thể giải thích cho một đứa bé 3 tuổi số chẵn là các số 0,2,4,6,8 còn số lẻ là 1,3,5,7,9. Tương tự các số tận cùng là 0,2,4,6,8 là các số chẵn, các số tận cùng là 1,3,5,7,9. là các số lẻ.. Rồi thì số chẵn là số có thể chia đều thành 2 phần bằng nhau, tất nhiên đây chỉ là khái niệm giải thích cho trẻ con, để chúng có thể dễ hình dung hơn. Số lẻ là số khi chia thành 2 phần bằng nhau sẽ lẻ ra một. Ví dụ ta có 2 quả cam, có thể chia mỗi người một quả vậy 2 là số chẵn. Nhưng khi có 5 quả cam, nếu chia cho 2 người mỗi người 2 quả thì vẫn còn dư lại 1 quả. Có thể chúng ta khi lớn lên sẽ thấy những định nghĩa này thật buồn cười, vì không có gì thực tế cho lắm. Người ta sử dụng số chẵn số lẻ rất nhiều trong cuộc sống nhưng hầu hết không phải để nhận biết 1 số liệu có thể chia hết cho 2 hay không.

Tư duy về chẵn và lẻ!

Ứng dụng đầu tiên gần gũi nhất là việc đánh số nhà chẵn lẻ. Hiện này tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, trên cùng một con đường, những căn nhà sẽ được đánh số theo thứ tự, nhưng những căn nhà bên trái đường sẽ được đánh toàn số lẻ, và những căn nhà này được gọi là nằm bên dãy lẻ, và ngược lại những căn nhà bên tay phải sẽ được đánh số chẵn là ở dãy chẵn. Như vậy cùng với số chẵn số lẻ, bé có thể học thêm các kiến thức về bản đồ cũng như không gian.

Khi chọn số người cho một Ban chấp hành, Ban giám đốc, Hội đồng quản trị, người ta thường chọn số lẻ: 3, 5, 7,… Tại sao? Để sẽ dễ dàng hơn khi cần biểu quyết. Tất nhiên, nếu số thành viên là chẵn thì ta có thể quy định: nếu bằng phiếu thì phiếu của chủ tịch là phiếu quyết định.

Tương tự, số ván đấu trong một trận đấu bóng chuyền, bóng bàn thường là số lẻ (5 sét trong bóng chuyền và 7 sét trong bóng bàn) để không xảy ra tình huống hòa. Với các môn mà người đi trước có lợi thế lớn (như cờ vua) thì số ván buộc phải chẵn nên tình huống hòa xảy ra khá nhiều và người ta phải xử lý bằng các trận bổ sung.

Ngoài ra chẵn lẻ cũng xuất hiện rất nhiều trong các luật đỗ xe, đổ xăng… cả ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tư duy về chẵn và lẻ!

Trong phong thủy hay các tôn giáo cả ở Việt Nam và trên thế giới thì các con số chẵn được coi là các con số bình thường không có gì đặc biệt (ngẫu số, dương số, khái niệm này khác số âm số dương trong số nguyên nhé) còn các số lẻ là những con số rất đặc biệt (số cơ, âm số). Nhưng tình cảm mà con người áp lên các con số lại ngược lại, đặc biệt không có nghĩa là tốt, bình thường lại chẳng phải xấu, các con số chẵn gắn với việc đủ đầy, có đôi có cặp nên thường mang ý nghĩa vận tốt, mà các số lẻ vì sự thiếu hụt hay dư lẻ của mình mà chúng thường bị gắn các hàm ý vận rủi. Tuy nhiên thì chúng đều là những tình cảm áp đặt của con người, việc vận dụng chúng một cách hợp lý có thể mang đến động lực trong cuộc sống cũng như sự an trí trong tâm hồn. Ví dụ như các số chẵn mang đến vận may nhờ sự đầy đủ có đôi có cặp, nên anh em trong gia đình, hay vợ chồng nên thân thiết chia sẻ gắn kết với nhau như những số chẵn vậy, nó sẽ mang lại hạnh phúc ấm cúng.

Khi ba mẹ sinh em bé cũng là lúc tâm lý của những đứa trẻ là con đầu dễ rơi vào sang chấn tâm lý, chỉ cần vận dụng một chút toán tư duy về chẵn lẻ, phụ huynh có thể xoa dịu tâm lý của trẻ, hướng trẻ đến những điều tốt đẹp sẽ đến cho trẻ lẫn em của chúng tương lai, “Con à, 2, 4 là những số rất đẹp, vì nó biểu thị sự có đôi có cặp, là điểm tựa của nhau, nhà mình đang có ba người, con là một thiên thần, ba mẹ sẽ đón thiên thần thứ 2 về nhà mình để chúng ta là 4 người, sẽ là mái ấm vững chắc, ba mẹ tin 2 thiên thần của ba mẹ sẽ sống thật tốt bên nhau nhé.”

Các bài viết, tài liệu được chúng tôi sưu tầm và chia sẻ thường không rõ tác giả. Nếu bạn thấy ảnh hưởng quyền lợi, vi phạm bản quyền xin gửi mail tới phuong@dayhoc.page. Xin cám ơn!
Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous Article
Dạy trẻ nhỏ học Toán như thế nào?

Dạy trẻ nhỏ học Toán như thế nào?

Next Article
120 đề đọc hiểu ngoài SGK Ngữ Văn 9

120 đề đọc hiểu ngoài SGK Ngữ Văn 9

Related Posts