Tương lai của khối ngành Nhân văn và Nghệ thuật

Tương lai của khối ngành Nhân văn và Nghệ thuật

Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của tác giả Chi Phạm về xu hướng chọn ngành nghề của học sinh phổ thông hiện nay.

Mùa chọn ngành, chọn trường Đại học tại Việt Nam đến sớm hơn thường lệ do có nhiều thay đổi từ phương thức tuyển sinh. Một lần nữa, việc chọn ngành học lại là nhưng trận debate của cha mẹ và con cái, đặc biệt ở khối nghệ thuật và nhân văn.

Mình có một ca hướng nghiệp đăc biệt khi bạn học sinh đề nghị mình tư vấn cho mẹ bạn ấy thay vì chính là bạn. Bạn đã chọn được ngành rồi, nhưng bạn không nhận được sự đồng ý của mẹ do bạn chọn bên khối ngành nghệ thuật. Bà mẹ, vốn là một giáo viên của một trường THPT chuyên, nói với mình rằng, sức học của con chị dư sức vào các trường Top như Ngoại thương, Kinh tế…và chị muốn con nên chọn khối ngành Kinh doanh, Kinh tế thì “có tương lai” hơn.

Thật sự là mình khá là thông cảm với người mẹ này. Chị cũng như nhiều bà mẹ ông bố khác, bị bủa vây bởi thông tin “ngành hot”, trường Top, bởi công nghệ 4.0, metaverse… mà đúng là như thế thật, công cuộc chuyển đổi số đang rầm rộ khắp nơi cơ mà. Đúng thật sự là ngành khối ngành Nhân văn bị đánh giá quá thấp đi thôi.

Kể cả rất nhiều expert, những diễn giả khét tiếng mà mình gặp, họ cũng liên tục truyền đi thông điệp này. Hồi mình đứng chung sân với 1 anh Phó tổng một tập đoàn công nghệ nổi tiếng của VN, anh liên tục cho thấy rất nhiều dữ liệu về các ngành nghề công nghệ, mình nhắc khéo anh về khối Nhân văn, anh có vẻ không hài lòng lắm, cho rằng mấy ngành đó sớm muộn cũng “chết”.

Thôi thì hôm nay lấy chứng cứ và dẫn nguồn đàng hoàng cho các bố các mẹ các con thấy vai trò quan trọng của khối Nhân văn, hay là khối Khai phóng như thế nào trước làn sóng công nghệ nhé.

Diễn đàn Kinh tế thế giới hồi tháng 3 có một bài viết khá hay, tựa là ” Tại sao nghệ thuật và nhân văn lại quan trọng đối với tương lai của công nghệ?”. Bài báo chỉ ra rằng: Công nghệ mới – đặc biệt là AI – đang đặt ra những câu hỏi mới về ý nghĩa của việc trở thành một con người. Gần đây nhất, khi hàng loạt các ứng dụng của Metaverse được ra mắt rầm rộ, hàng loạt các câu hỏi về sự hiện diện của con người được đặt ra. Lúc này, nhiều tổ chức GD tnhận ra rằng chúng ta cần một thế hệ các nhà tư tưởng phản biện mới để hướng dẫn chúng ta vượt qua cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 này.

Trong ấn bản năm 2022 của Times Higher Education World University Rankings, hai học viện nổi tiếng về khoa học và công nghệ là ĐH Stanford và MIT, lại có khối ngành nghệ thuật và nhân văn được xếp cao hơn các ngành chủ lực của họ. Đứng đầu danh sách các trường đại học tốt nhất trên thế giới là một nhóm các môn học bao gồm lịch sử, triết học, nghệ thuật biểu diễn, ngôn ngữ, văn học, thần học và kiến trúc… Điều đó thật sự cho thấy các ngành khối Nhân văn đang là mấu chốt để phân định giữa Người và Robot, AI … trong một tương lai không xa nữa.

Quay trở lại với ca tư vấn Hướng nghiệp của mình, mình không hy vọng chị ấy thay đổi ngay suy nghĩ về khối ngành Nhân văn, nhưng mình nói cho chị ấy mấy điều này.

1. Thế giới đang biến động và phức tạp, vậy nên tương lai nghề nghiệp của con chị ấy cũng tương tự như vậy. Cách duy nhất để có thể đứng vững trong sự biến động đó chính là sự vững vàng vào bản thân con. Nếu con được phát triển năng lực làm việc dựa trên khả năng con có, những sở thich nghề nghiệp sẵn có của con thì con dễ dàng đạt được những thành tựu trong công việc hơn là chạy theo ngành hot

2. Mình khuyên chị chấp nhận sự Mơ hồ. Thực sự không ai biết được 5 năm nữa hay 10 năm nữa thế giới này, cuộc sống này sẽ thay đổi ra sao. Chấp nhận sự mơ hồ có nghĩa là chị và con chị đang chuẩn bị tâm thế cho bất cứ một sự thay đổi nào trong tương lai, nhất là nghề nghiệp, và cả các lựa chọn cá nhân khác. Lựa chọn nghề nghiệp giờ đây không còn là khái niệm chọn một nghề đúng, mà vun đắp và phát triển năng lực của bản thân để đáp ứng với sự thay đổi của thế giới nghề nghiệp.

3. Chấp nhận như con chính là con. Nếu chị coi trọng và đặt niềm tin vào con, khuyến khích con đi con đường mà con lựa chọn, dũng cảm nhìn thấy con có thể thất bại… thì tức là chị đã tạo cho con thêm động lực để bước vào thế giới đầy mơ hồ, biến động và phức tạp phía trước đó.

4. Sự sáng tạo đang là vũ khí mạnh mẽ nhất của con người để “giành giật” công việc với AI, GPT… đang nhan nhản ngoài kia. Hôm qua mình hoảng hốt khi nhìn thấy 01 quảng cáo của một số đội marketing online dạy cách dùng AI làm phim hoạt hình triệu view, tò mò click vào thì hoá ra vẫn là chiêu lùa gà thôi. Cơ bản, bạn vẫn phải viết được 01 kịch bản hấp dẫn rồi mới tính đến việc thu hút người dùng.

Trò chuyện với chị xong rồi ngồi chợt nhớ đến 2 cậu bé quay phim 2k3 hôm qua, đứa đang là sinh viên ĐHBK, ngành Hoá, đứa đang học Công nghệ thông tin của ĐHKT, 2 đứa nó nói nó thấy vui khi đươc sáng tạo, thấy mệt khi học kĩ thuật. Mình tin là, khi đủ trải nghiệm và trưởng thành, 2 cậu trai trẻ này sẽ là một nhân sự có kĩ năng công nghệ cao nhờ sự sáng tạo.

Các bài viết, tài liệu được chúng tôi sưu tầm và chia sẻ thường không rõ tác giả. Nếu bạn thấy ảnh hưởng quyền lợi, vi phạm bản quyền xin gửi mail tới phuong@dayhoc.page. Xin cám ơn!
Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous Article
Bài văn mẫu lớp 3 kể về gia đình em

Bài văn mẫu lớp 3 kể về gia đình em

Next Article
Giáo sư Đại học Harvard chỉ ra sai lầm của cha mẹ khi nuôi dạy con

Giáo sư Đại học Harvard chỉ ra sai lầm của cha mẹ khi nuôi dạy con

Related Posts