10 LÝ DO KHIẾN TRẺ CƯ XỬ KHÔNG ĐÚNG MỰC VÀ CÁCH ỨNG PHÓ (Kỳ 1)

10 LÝ DO KHIẾN TRẺ CƯ XỬ KHÔNG ĐÚNG MỰC VÀ CÁCH ỨNG PHÓ (Kỳ 1)

Trẻ em sử dụng hành vi để thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của bản thân. Trẻ thường truyền đạt điều gì đó thông qua hành vi của mình mà không nhất thiết phải nói ra bằng lời. Trước khi ba mẹ muốn áp dụng các chiến lược kỷ luật, hãy xem xét những nguyên nhân đứng sau hành vi của trẻ.

1. Trẻ muốn được chú ý

Khi ba mẹ bận rộn với công việc, trò chuyện cùng bạn bè hay người thân mà quên để ý đến trẻ, trẻ sẽ cảm thấy bị bỏ rơi. Trẻ có thể nổi cơn thịnh nộ, rên rỉ, ném đồ đạc hoặc gây hấn với anh chị em,… Với trẻ, đây là những cách “tuyệt vời” để thu hút sự chú ý từ ba mẹ. Ngay cả khi đó là sự chú ý tiêu cực (nhắc nhở, la mắng) thì trẻ vẫn “khát khao” nhận được điều đó.

10 LÝ DO KHIẾN TRẺ CƯ XỬ KHÔNG ĐÚNG MỰC VÀ CÁCH ỨNG PHÓ (Kỳ 1)

→ Cách ứng phó: Phớt lờ hành vi chưa phù hợp; ghi nhận và khen ngợi hành vi phù hợp là một trong những cách tốt nhất để giải quyết các hành vi tìm kiếm sự chú ý.

2. Trẻ đang bắt chước

Trẻ học cách cư xử thông qua quan sát người khác. Trẻ có xu hướng lặp lại những gì trẻ thấy, kể cả những hành vi không đúng mực (bắt chước ba mẹ, bạn bè hay các nhân vật TV,…).

10 LÝ DO KHIẾN TRẺ CƯ XỬ KHÔNG ĐÚNG MỰC VÀ CÁCH ỨNG PHÓ (Kỳ 1)

→ Cách ứng phó: Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các hành vi hung hăng trên TV, trong game hay bên ngoài cuộc sống. Ba mẹ nên trở thành tấm gương tốt để dạy trẻ những hành vi phù hợp và lành mạnh.

3. Trẻ kiểm tra giới hạn của ba mẹ

Khi ba mẹ thiết lập các quy tắc và nói với trẻ những điều không được phép làm, trẻ thường muốn xem thử ba mẹ có thực sự nghiêm túc hay không. Trẻ kiểm tra các giới hạn chỉ để tìm hiểu xem hậu quả sẽ ra sao nếu vi phạm các quy tắc.

10 LÝ DO KHIẾN TRẺ CƯ XỬ KHÔNG ĐÚNG MỰC VÀ CÁCH ỨNG PHÓ (Kỳ 1)

→ Cách ứng phó: Đặt ra giới hạn rõ ràng và đưa ra các hậu quả một cách nhất quán. Nếu trẻ nghĩ rằng có một cơ hội nhỏ để thoát khỏi các quy tắc, trẻ sẽ thường bị cám dỗ để thử làm điều đó. Nếu ba mẹ cho trẻ thấy rằng trẻ sẽ phải nhận hậu quả tiêu cực mỗi khi vi phạm quy tắc, trẻ sẽ trở nên tuân thủ hơn.

4. Trẻ thiếu kỹ năng

Đôi khi các vấn đề về hành vi bắt nguồn từ việc thiếu kỹ năng. Một đứa trẻ thiếu kỹ năng xã hội có thể đánh một đứa trẻ khác vì muốn lấy chơi đồ chơi. Một đứa trẻ thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề có thể không dọn phòng vì không biết phải làm gì với đống đồ chơi đang ngổn ngang dưới sàn.

10 LÝ DO KHIẾN TRẺ CƯ XỬ KHÔNG ĐÚNG MỰC VÀ CÁCH ỨNG PHÓ (Kỳ 1)

→ Cách ứng phó: Khi trẻ cư xử không đúng mực, thay vì chỉ đưa ra hậu quả, hãy dạy trẻ phải làm gì tốt hơn vào lần sau. Chỉ cho trẻ những lựa chọn thay thế cho hành vi chưa phù hợp để trẻ có thể học hỏi từ những sai lầm của mình.

5. Trẻ muốn thể hiện sự độc lập

Trẻ trong độ tuổi mẫu giáo đã biết cách tự làm được nhiều việc hơn, trẻ thường muốn thể hiện những kỹ năng mới của mình. Thanh thiếu niên cũng là độ tuổi “khát khao” chứng minh sự độc lập. Do đó, con dễ nảy sinh những tranh cãi với ba mẹ hơn và đôi khi có thể cư xử thiếu tôn trọng. Con ra sức cho người lớn thấy rằng con đã có thể tự suy nghĩ và đưa ra quyết định. Con vi phạm những nguyên tắc vì con muốn người lớn hiểu rằng con không muốn thì không ai có thể ép con làm.

10 LÝ DO KHIẾN TRẺ CƯ XỬ KHÔNG ĐÚNG MỰC VÀ CÁCH ỨNG PHÓ (Kỳ 1)

→ Cách ứng phó: Hãy cho con những lựa chọn phù hợp. Ví dụ: với trẻ mẫu giáo, ba mẹ hãy hỏi: “Con muốn uống nước hay sữa?”, “Con muốn dọn đồ chơi trước hay đánh răng trước?”. Với thanh thiếu niên, ba mẹ có thể nói: “Con có quyền quyết định khi nào làm việc nhà. Và ngay sau khi làm xong việc nhà, con có thể sử dụng thiết bị điện tử của mình”. Trao quyền tự do phù hợp với lứa tuổi sẽ đáp ứng nhu cầu tự lập của con trẻ.

Bài viết gốc: Verywell Family
Dịch thuật: Team thầy Thành

—————–

Nguyễn Minh Thành
Nghiên cứu sinh Tiến sĩ Tâm lý học (Bỉ)
Thạc sĩ Khoa học (MS) Tâm lý học Phát triển và Giáo dục (Trung Quốc)
Chuyên gia Tâm lý học Gia đình và Trẻ em

Các bài viết, tài liệu được chúng tôi sưu tầm và chia sẻ thường không rõ tác giả. Nếu bạn thấy ảnh hưởng quyền lợi, vi phạm bản quyền xin gửi mail tới phuong@dayhoc.page. Xin cám ơn!
Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous Article
[Word] Giáo Án Hoạt Động Trải Nghiệm 10 Cánh Diều Cả Năm

[Word] Giáo Án Hoạt Động Trải Nghiệm 10 Cánh Diều Cả Năm

Next Article
Bài văn mẫu lớp 3 kể về tổ em

Bài văn mẫu lớp 3 kể về tổ em

Related Posts