[Word] Giáo Án Hoạt Động Trải Nghiệm 10 Cánh Diều Cả Năm

[Word] Giáo Án Hoạt Động Trải Nghiệm 10 Cánh Diều Cả Năm

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10 Cánh Diều – Nhằm giúp các thầy cô có thêm tài liệu tham khảo trong công tác soạn giáo án bài giảng môn HĐTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Dưới đây là mẫu giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 10 sách Cánh Diều hay còn được gọi là kế hoạch bài dạy môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 10 theo hướng dẫn tại Công văn 5512. Sau đây là nội dung chi tiết giáo án HĐTNHN 10 Cánh Diều file word, mời các bạn cùng tham khảo.

Tải Giáo Án Hoạt Động Trải Nghiệm 10 Cánh Diều Cả Năm

Mời thầy cô tham khảo 2 bộ Giáo Án Hoạt Động Trải Nghiệm 10 Cánh Diều Cả Năm file word:

Kế hoạch giáo dục Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 Cánh diều

Kế hoạch giáo dục môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp Cánh diều năm 2023 – 2024 do giáo viên thiết kế bao gồm phân phối chương trình các hoạt động của học sinh và giáo viên trong quá trình dạy học một tiết học, bài học, chủ đề nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức và đạt được các năng lực, phẩm chất cần thiết.

Giáo Án Hoạt Động Trải Nghiệm 10 Cánh Diều

            TRƯỜNG THPT………..                                                       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

            TỔ HOẠT ĐỘNG TNHN                                                                     Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                                                                                                     HN, ngày 17 tháng 7 năm 2023

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP – KHỐI LỚP 11

NĂM HỌC 2023-2024

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Số lớp: 16; Số HS: 720 học sinh.

2. Tình hình đội ngũ

Số GV: 16

Trình độ đào tạo: Đại học: 9; Trên đại học: 07

Mức đạt chuẩn nghề nghiệp: Tốt: 16; Khá: 0; Đạt: 0; Chưa đạt: 0.

3. Tình hình trang thiết bị, phương tiện giáo dục

3.1. Thiết bị/ phương tiện giáo dục (Trình bày cụ thể các thiết bị dạy học có thể sử dụng để tổ chức thực hiện HĐTN, HN)

STTThiết bị dạy họcSố lượngSử dụng cho Các bài thí nghiệm/thực hành Ghi chú
1Loa đài1Tất cả các buổi học hình thức sinh hoạt dưới cờ và sinh hoạt theo chủ đề 
2Máy chiếu1Tất cả các buổi học hình thức sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt theo chủ đề, sinh hoạt lớp. 
3Bộ dụng cụ lao động sân trường5Bảo vệ môi trường, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên 

3.2. Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập (Trình bày cụ thể các phòng thí nghiệm/phòng bộ môn/phòng đa năng/sân chơi/bãi tập có thể sử dụng để tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục)

STTTên phòngSố lượngPhạm vi và nội dung sử dụngGhi chú
1Nhà đa năng1Tổ chức hoạt động lồng ghép sinh hoạt dưới cờ, hoạt động theo chủ đề 
2Phòng học16Tổ chức hoạt động lồng ghép sinh hoạt lớp 
3Sân chơi1Tổ chức hoạt động theo chủ đề 

II. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC

1. Phân phối chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp khối lớp 11.

STTChủ đề (1)Số tiết (2)Yêu cầu cần đạt (3)Loại hình tổ chức HĐTN, HN (4)
KHGD sinh hoạt dưới cờKế hoạch HĐGD theo chủ đềKHGD sinh hoạt lớp
Tháng 9Xây dựng và phát triển nhà trường9 tiết– Biết cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè – Làm chủ và kiểm soát được mối quan hệ với bạn bè ở trường cũng như qua mạng xã hội – Hợp tác với bạn bè để xây dựng và thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường – Đánh giá được hiệu quả của hoạt động phát huy truyền thống nhà trường – Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhTuần 1: Diễn đàn “Ảnh hưởng của quan hệ thầy – trò và bạn bè đến sự phát triển của cá nhân”. Tuần 2: Tọa đàm “Kết bạn qua mạng xã hội – Những lợi ích và nguy cơ” Tuần 3: Diễn đàn “Chung tay xây dựng và phát triển nhà trường” (3 tiết)1. Tìm hiểu cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè. 2. Tìm hiểu cách làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè ở trường qua mạng xã hội 3. Xây dựng mối quan hệ với thầy cô bạn bè. 4. Rèn luyện kỹ năng làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè ở trường, qua mạng xã hội. 5. Hợp tác với bạn để cùng xây dựng và phát triển nhà trường. 6. Đánh giá hiệu quả hoạt động phát huy truyền thống nhà trường 7. Vận dụng các kỹ năng đã được rèn luyện vào thực tiễn. (3 tiết)Tuần 1: Chia sẻ kết quả phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè và làm chủ, kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè ở trường và qua mạng xã hội. Tuần 2: Chia sẻ kết quả hợp tác với các bạn trong việc thiết kế và thực hiện những hoạt động xây dựng, phát triển nhà trường. Tuần 3: Chia sẻ về kết quả đánh giá hiệu quả của hoạt động phát huy truyền thống nhà trường. (3 tiết)
Tháng 10Khám phá bản thân12 tiết– Nhận diện được nét riêng và thể hiện được sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân. – Phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và biết điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi. – Nhận diện được hứng thú, sở trường của bản thân và có kế hoạch phát triển sở trường liên quan đến định hướng nghề nghiệp trong tương laiTuần 1: Giao lưu với chuyên gia về đặc điểm của giới trẻ hiện nay và những thách thức mà xã hội hiện đại đặt ra cho giới trẻ Tuần 2: Tham gia cuộc thi “Tự tin là chính mình”. Tuần 3: Tọa đàm về chủ đề “Điều chỉnh bản thân để thích ứng với cuộc sống” Tuần 4: Chơi trò chơi “Phỏng vấn về lựa chọn nghề nghiệp tương lai. (4 tiết)1. Khám phá điểm riêng của bản thân 2. Tìm hiều về cách thể hiện sự tự tin đối với những đặc điểm riêng của bản thân. 3. Tìm hiểu cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi. 4. Thiết kế và trình bày sản phẩm giới thiệu đặc điểm riêng của bản thân 5. Xây dựng kế hoạch điều chỉnh bản thân. 6. Xây dựng kế hoạch phát triển sở trường liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân trong tương lai. 7. Thể hiện sự tự tin về những đặc điểm riêng của bản thân trong thực tiễn cuộc sống. 8. Thực hiện kế hoạch điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi và kế hoạch phát triển sở trường hướng tới nghề nghiệp tương lai. (4 tiết)Tuần 1: Triển lãm sản phảm giới thiệu các đặc điểm riêng của cá nhân học sinh. Tuần 2: Chia sẻ kết quả thể hiện sự tự tin với những đặc điểm riêng của bản thân trong thực tiễn. Tuần 3: Chia sẻ kết quả rèn luyện, điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi Tuần 4: Chơi trò chơi “Phỏng vấn về phát triển sở trường liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân trong tương lai”. (4 tiết)
Tháng 11Rèn luyện bản thân18 tiết– Tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, tập thể trường, cộng đồng. – Thể hiện được sự nỗ lực hoàn thiện bản thân; Biết thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện. – Quản lí được cảm xúc của bản thân và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau. – Thực hiện được kế hoạch tài chính cá nhân 1 cách hợp lí.Tuần 1: Diễn đàn “Tuân thủ kỉ luật, những quy định chung”. Tuần 2: Giao lưu với những tấm gương tự hoàn thiện và thu hút bạn cùng hoàn thiện. Tuần 3: Kịch tương tác “ Vượt qua những trở ngại để tự hoàn thiện”. Tuần 4: Diễn đàn “Quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong giao tiếp”. Tuần 5: Giao lưu về kinh nghiệm thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí. Tuần 6: Kịch tương tác “ Kiểm soát cảm xúc và ứng xử phù hợp để phòng tránh bạo lực học đường.           (6 tiết)1. Tìm hiểu cách tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, tập thể trường, cộng đồng. 2. Tìm hiểu biểu hiện của sự nỗ lực hoàn thiện bản thân. 3. Tìm hiểu cách thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân. 4. Tìm hiểu cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau. 5. Tìm hiểu về cách thực hiện kế hoạch tài chính hợp lí. 6. Rèn luyện tính kỉ luật. 7. Xây dựng kế hoạch tự hoàn thiện bản thân. 8. Thực hiện một số biện pháp thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân. 9. Đề xuất cách quản lí cảm xúc và ứng xử (6 tiết)Tuần 1: Chia sẻ việc vận dụng biện pháp rèn luyện tính kỉ luật, quy định chung. Tuần 2: Kết quả thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân và lôi cuốn bạn cùng phấn đấu hoàn thiện. Tuần 3: Thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân. Tuần 4: Quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí. Tuần 5: thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí. Tuần 6: Chia sẻ kết quả, cảm xúc, những khó khăn và cách vượt qua khi rèn luyện bản thân. (6 tiết)
Tháng 12Trách nhiệm với gia đình9 tiết– Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình. – Biết cách hóa giải những mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong gia đình – Thể hiện sự tự giác và trách nhiệm, tham gia các hoạt động lao động khác nhau trong gia đình. – Thể hiện sự tự tin trong việc tổ chức, sắp xếp hợp lý công việc gia đình. – Lập được kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình và thực hiện được mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình.Tuần 1: Diễn đàn “Trách nhiệm với người thân, gia đình”. Tuần 2: Giao lưu với những tấm gương tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc gia đình Tuần 3: Tọa đàm “ Lập kế hoạch chi tiêu trong gia đình phù hợp và tiết kiệm” (3 tiết)Tiết 1: HĐ1. Tìm hiểu những việc cần làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân trong gia đình HĐ2. Rèn luyện kĩ năng hóa giải mâu thuẫn, xung đột và quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình. HĐ3. Tìm hiểu cách hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình. Tiết 2: HĐ4. Tìm hiểu về sự tự tin, tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc và tự giác tham gia lao động trong gia đình.  HĐ5. Tổ chức sắp xếp hợp lí công việc gia đình và tự giác thực hiện có trách nhiệm. HĐ6. Thực hiện trách nhiệm đối với gia đình Tiết 3: HĐ7. Lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình. HĐ8. Tìm hiểu về kế hoạch chi tiêu phù hợp, thực hiện tiết kiệm tài chính. HĐ9. Thực hiện mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình (3 tiết)Tuần 1: Quan tâm, chăm sóc và hóa giải những mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong gia đình. Tuần 2: Trách nhiệm tham gia các hoạt động lao động và sắp xếp hợp lí công việc gia đình. Tuần 3: Thực hiện mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình.  Đánh giá cuối chủ đề. (3 tiết)
Tháng 1Phát triển cộng đồng9 tiết– Biết cách xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng. – Thể hiện được hành vi văn minh nơi công cộng và trách nhiệm của bản thân với cộng đồng – Xây dựng được kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển cộng đồng và đề xuất được giải pháp quản lí việc thực hiện hoạt động đó. – Đánh giá được ý nghĩa của hoạt động phát triển cộng đồng. – Xây dựng và thực hiện dược kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về văn hóa mạng xã hội.Tuần 1: Nghe nói chuyện về phong trào “ Thanh niên tình nguyện vì an sinh xã hội”. Tuần 2: Biểu diễn tiểu phẩm tuyên truyền “ Thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng” Tuần 3: Thi tuyên truyền “ Văn hóa sử dụng mạng xã hội trong thanh niên” (3 tiết)Tiết 1: HĐ1. Tìm hiểu biện pháp xây dựng và phát triển cộng đồng HĐ2. Xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng. HĐ3. Tham gia xây dựng, phát triển cộng đồng và đánh giá ý nghĩa của hoạt động phát triển cộng đồng. HĐ4. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển cộng đồng và giải pháp quản lí thực hiện. Tiết 2:HĐ5. Tìm hiểu hành vi văn minh nơi công cộng và trách nhiệm của bản thân với cộng đồng.  HĐ6. Thể hiện các hành vi văn minh nơi công cộng và trách nhiệm của bản thân với cộng đồng. Tiết 3: HĐ7. Xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về văn hóa mạng xã hội. (3 tiết)Tuần 1: Chia sẻ những biện pháp cần thiết để xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng Tuần 2: Phản hồi kết quả thực hiện hoạt động phát triển cộng đồng và giải pháp quản lý thực hiện. Tuần 3: Phản hồi kết quả thực hiện tuyên truyền “ Văn háo ứng xử qua mạng xã hội”.  Đánh giá cuối chủ đề (3 tiết)  
Tháng 2– Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên6 tiết– Nhận ra ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên đối với trạng thái cảm xúc của bản thân. – Chủ động , tích cực thực hiện bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, quảng bá hình ảnh cảnh quan thiên nhiên và kêu gọi mọi người cùng thực hiện. – Đánh giá được thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh của cộng đồng dân cư tại địa phươngTuần 1: Tham gia cuộc thi tìm hiểu về các di sản thiên nhiên thế giới và quốc gia của Việt Nam Tuần 2: Tọa đàm về ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế và hoạt động sống của con người đến việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên . (2tiết)Tiết 1: HĐ1. Chia sẻ về ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên đối với trạng thái cảm xúc của bản thân. HĐ2. Tìm hiểu biểu hiện của sự chủ động, tích cực thực hiện việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên . HĐ3. Lập kế hoạch đánh giá thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh của cộng đồng dân cư tại địa phương. HĐ4. Đánh giá thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh của của cộng đồng dân cư tại địa phương theo kế hoạch đã xây dựng . Tiết 2: HĐ5. Xây dựng kế hoạch hoạt động quảng bá hình ảnh và kêu gọi bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.  HĐ6. Thực hiện kế hoạch hoạt động quảng bá hình ảnh và kêu gọi bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh. HĐ7. Thực hiện bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh và kêu gọi mọi người cùng thực hiện. (2 tiết)Tuần 1: Trình bày kết quá rđánh giá thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh của cộng đồng dân cư tại địa phương theo kế hoạch đã lập. Tuần 2: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động quảng bá hình ảnh và kêu gọi bảo tồn cảnh quan thiên nhiên theo kế hoạch đã lập.  Đánh giá cuối chủ đề (2 tiết)
Tháng 2Bảo vệ môi trường9– Nghiên cứu khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương tác động của sự phát triển sản xuất kinh doanh đến môi trường và báo cáo kết quả khảo sát. – Đưa ra được các kiến nghị về bảo vệ môi trường từ số liệu khảo sát. – Tuyên truyền đến người dân địa phương các biện pháp bảo vệ tài nguyên. – Góp phần phát triển năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác giải quyết vấn đề sáng tạo năng lực đặc thù năng lực lực ta thực hiện kế hoạch năng lực hiểu biết về môi trường sống. – Hình thành phẩm chất trung thực trách nhiệm.Tuần 1: Giao lưu “sản xuất kinh doanh và môi trường tự nhiên”   Tuần 2: Triển lãm “sản xuất kinh doanh và môi trường tự nhiên ở địa phương”   Tuần 3: Tuyên truyền biện pháp bảo vệ tài nguyên ở địa phương.  Tiết 1: HD1: Tìm hiểu về tác động của phát triển sản xuất kinh doanh đến môi trường. HD2: Nghiên cứu khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên tác động của sự phát triển sản xuất kinh doanh đến môi trường. Tiết 2: HD3: Phân tích tác động của sự phát triển sản xuất kinh doanh đến môi trường. HD4: Đề xuất kiến nghị bảo vệ môi trường theo kết quả khảo sát. Tiết 3: HD5: Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền biện pháp bảo vệ tài nguyên tới người dân địa phương. HD6: Tham gia bảo vệ môi trường tài nguyên. 3 tiết chuyển sang PL2Tuần 1: Chia sẻ kết quả khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên tác động của sản xuất kinh doanh đến môi trường ở địa phương. Tuần 2: Chia sẻ về kiến nghị bảo vệ môi trường ở địa phương. Tuần 3: Chia sẻ kết quả tuyên truyền biện pháp bảo vệ tài nguyên ở địa phương
Tháng  3Các nhóm nghề cơ bản và yêu cầu của thị trường lao động12– Phân loại các nhóm nghề cơ bản chỉ ra đặc trưng yêu cầu của từng nhóm nghề. – Sưu tầm được tài liệu về xu hướng phát triển nghề trong xã hội và thị trường lao động. – Phân tích được yêu cầu của nhà tuyển dụng về phẩm chất và năng lực người lao động. – Giải thích được ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động.  Tuần 1: Diễn đàn về xu hướng phát triển các nghề trong thời đại 4.0 Tuần 2: Tọa đàm với nhà tuyển dụng các yêu cầu về phẩm chất năng lực người lao động. Tuần 3: Thảo luận trao đổi ý nghĩa việc đảm bảo an toàn lao động. Tuần 4: Tổng kết các  yêu cầu của thị trường lao động theo nhóm nghề địa phương. (4 tiết)Tiết 1: HĐ1. Tìm hiểu các nhóm nghề cơ bản HĐ2. Đặc trưng yêu cầu của từng nhóm nghề Tiết 2: HĐ3.
Sưu tầm và giới thiệu tài liệu về xu hướng phát triển nghề trong xã hội và thị trường lao động HĐ4. Phân tích yêu cầu của nhà tuyển dụng và so sánh với phẩm chất năng lực của bản thân trong việc đáp ứng yêu cầu tuyển dụng Tiết 3: HĐ5. Thuyết trình về ý nghĩa của đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động HĐ6. Vận dụng các kỹ năng đã được rèn luyện vào thực tiễn. Tiết 4: HĐ7 Diễn kịch về “An toàn lao động theo nhóm nghề lựa chọn” (4 tiết)
Tuần 1: Chia sẻ kết quả sưu tầm tài liệu về xu hướng phát triển các nghề trong thời đại 4.0  Tuần 2: Chia sẻ kết quả về yêu cầu nhà tuyển dụng Tuần 3: Chia sẻ về kết quả đánh giá hiệu quả của hoạt động tìm hiểu về xu hướng phát triển nghề. Tuần 4: Báo cáo theo chủ đề: “An toàn và sức khỏe người lao động”. (4 tiết)
Tháng 4Rèn luyện phẩm chất năng lực phù hợp với nhóm nghề lựa chọn  11– Đánh giá được điểm mạnh điểm yếu của bản thân đối với từng nhóm nghề và chỉ ra được phẩm chất và năng lực của bản thân phù hợp hoặc không phù hợp với nhóm nghề/nghề lựa chọn. – Đánh giá được khó khăn thuận lợi trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện theo nhóm nghề lựa chọn. – Đề xuất được giải pháp học tập rèn luyện theo định hướng nghề nghiệpTuần 1: Hoạt động hai hái hoa dân chủ để tìm hiểu yêu cầu về phẩm chất năng lực của các nhóm. Tuần 2: Hoạt động hai hái hoa dân chủ để tìm hiểu yêu cầu về phẩm chất năng lực của các nhóm. Tuần 3: Hoạt động hùng biện hiểu bản thân chọn nghề phù hợp. Tuần 4: Giao lưu với doanh nhân thành đạt.   (4 tiết)  Tiết 1: HD1: Đánh giá điểm mạnh điểm yếu của bản thân đối với từng nhóm nghề. HD2: Xác định sự phù hợp về phẩm chất năng lực của bản thân đối với nhóm nghề nghề lựa chọn. Tiết 2: HD3: Đánh giá khó khăn thuận lợi trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện bản thân theo nhóm nghề đã lựa chọn. HD4: Đề xuất giải pháp học tập rèn luyện theo nhóm nghề nghề lựa chọn. Tiết 3: HD5: Thực hiện giải pháp học tập rèn luyện theo nhóm nghề /nghề lựa chọn. (3 tiết)Tuần 1: Sinh hoạt theo chủ đề chia sẻ về việc đánh giá điểm mạnh điểm yếu của bản thân với từng nhóm nghề. Tuần 2: Chia sẻ kết quả sự phù hợp của bản thân về phẩm chất năng lực đối với nhóm nghề / nghề lựa chọn. Tuần 3: Chia sẻ kết quả đánh giá những thuận lợi khó khăn trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện bản thân theo nhóm nghề lựa chọn. Tuần 4: Chia sẻ kết quả thực hiện giải pháp học tập rèn luyện theo nhóm nghề /nghề lựa chọn.   (4 tiết)  
Tháng 5Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập theo định hướng ngành, nghề lựa chọn6–  Trình bày được các thông tin cơ bản về các trường trung cấp cao đẳng đại học liên quan đến nhóm nghề/ nghề mà bản thân định lựa chọn. – Tham vấn được ý kiến của thầy cô gia đình bạn bè về dự kiến ngành nghề lựa chọn. – Xác định được những trường đào tạo nghề liên quan đến việc học tập hướng nghiệp của bản thân. – Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập theo định hướng ngành nghề lựa chọn.Tuần 1: Trao đổi về thông tin cơ bản của các cơ sở giáo dục đại học cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên quan đến nhóm nghề nghề định lựa chọn. Tuần 2: Tham vấn nghề nghiệp.   (2 tiết)Tiết 1: HD1: Tìm hiểu nội dung tham vấn về dự kiến ngành nghề lựa chọn. HD2: Tìm hiểu nội dung tham vấn về dự kiến ngành nghề lựa chọn. HD3: Tham vấn ý kiến về dự kiến ngành nghề lựa chọn. Tiết 2: HD4: Xác định cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên quan đến học tập hướng nghiệp. HD5: Xây dựng kế hoạch học tập theo định hướng ngành nghề lựa chọn. HD6: Thực hiện kế hoạch học tập rèn luyện theo định hướng ngành nghề lựa chọn.  Tuần 1: Cần một chia sẻ thông tin về các cơ sở giáo dục đại học cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên quan đến ngành nghề lựa chọn.   Tuần 2: Chia sẻ kết quả tham vấn nghề nghiệp. (2 tiết)

2. Đánh giá định kỳ

Bài kiểm tra, đánh giáThời gian (1)Thời điểm (2)Yêu cầu cần đạt (3)Hình thức (4)
Đánh giá thường xuyên Sau kết thúc chủ đềĐáp ứng YCCĐ của chủ đềSản phẩm hoạt động của HS Bảng kiểm và phiếu tự đánh giá
Cuối học kỳ 160 phútTrong tuần 17Đáp ứng YCCĐ của chủ đề của học kỳ 1Sản phẩm hoạt động của HS Bảng kiểm và phiếu tự đánh giá
Cuối học kỳ 2 Trong tuần 34Đáp ứng YCCĐ của chủ đề của học kỳ 2Dự án học tập của HS Phiếu đánh giá của GV và phiếu tự đánh giá

III. CÁC NỘI DUNG KHÁC (nếu có)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

                                                                                                                                 Đình Lập, ngày 17 tháng 07 năm 2023

                                       TỔ TRƯỞNG                                                                                  HIỆU TRƯỞNG

                                  (Ký và ghi rõ họ tên)                                                                           (Ký và ghi rõ họ tên)

        TRƯỜNG THPT ĐÌNH LẬP                                                    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

            TỔ HOẠT ĐỘNG TNHN                                                                     Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                                                                                                     Lạng Sơn, ngày 17 tháng 07 năm 2023

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP – KHỐI LỚP 11

NĂM HỌC 2023-2024

1. Số lớp: 06; Số HS: 214 học sinh.

1.1. Hoạt động trải nghiệm định kỳ (tham quan, sinh hoạt tập thể)

STTChủ đề (1)Yêu cầu cần đạt (2)Số tiết (3)Thời điểm (4)Địa điểm (5)Chủ trì (6)Phối hợp (7)Điều kiện thực hiện (8)
1.Bảo vệ môi trường– Nghiên cứu, khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương, tác động của sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường và báo cáo kết quả khảo sát. – Đưa ra được các kiến nghị về bảo vệ môi trường từ số liệu khảo sát. – Tuyên truyền đến người dân địa phương các biện pháp bảo vệ tài nguyên.1 buổi (3 tiết)Tuần 2 của tháng 02Đập tràn – Thị trấn Đình LậpGV Địa, sinh, công nghệ Nông nghiệpCác GV chủ nhiệm của khối lớp 11  – Phương tiện: Xe đạp điện, xe máy của HS. – Giấy bút – Phiếu quan sát – Máy ảnh, điện thoại để thu thập tư liệu.

                                                                                              Lạng Sơn, ngày 17 tháng 07 năm 2023

                      TỔ TRƯỞNG                                                                   HIỆU TRƯỞNG

                 (Ký và ghi rõ họ tên)                                                      (Ký và ghi rõ họ tên)

Các bài viết, tài liệu được chúng tôi sưu tầm và chia sẻ thường không rõ tác giả. Nếu bạn thấy ảnh hưởng quyền lợi, vi phạm bản quyền xin gửi mail tới phuong@dayhoc.page. Xin cám ơn!
Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous Article

4 đề Tiếng Việt lớp 5 Học kì 1

Next Article
10 LÝ DO KHIẾN TRẺ CƯ XỬ KHÔNG ĐÚNG MỰC VÀ CÁCH ỨNG PHÓ (Kỳ 1)

10 LÝ DO KHIẾN TRẺ CƯ XỬ KHÔNG ĐÚNG MỰC VÀ CÁCH ỨNG PHÓ (Kỳ 1)

Related Posts