Kỹ thuật Feynman là gì?

Kỹ thuật Feynman là gì

Kỹ thuật Feynman là một phương pháp học tập nổi tiếng giúp chúng ta nhanh chóng ghi nhớ và thật sự hiểu những gì đã học, nó bao gồm 4 bước. Đây là một trong những Phương pháp học tập hiệu quả được Khoa học chứng minh.

Kỹ thuật Feynman là gì?

Kỹ thuật Feynman là một phương pháp giúp chúng ta ghi nhớ những gì đã đọc bằng cách sử dụng các khái niệm liên kết và xây dựng. Đó là một công cụ để ghi nhớ những gì bạn đã đọc bằng cách giải thích nó bằng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu.

Bill Gates đã áp dụng thành công công thức của Feynman đến mức ông đặt tên cho Feynman là “người thầy vĩ đại nhất mà tôi từng có”.

Kỹ thuật Feynman là gì?

Richard Feynman là nhà khoa học đã từng đoạt giải Nobel Vật lý vào năm 1965. Không chỉ nổi tiếng là một khoa học gia lỗi lạc với những nghiên cứu đột phá trong điện động lực học lượng tử và vật lý hạt, ông còn là một cá nhân xuất sắc trong khả năng tổng hợp và giải thích những lý thuyết phức tạp bằng ngôn ngữ đơn giản. Trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình, ông đã sáng tạo ra Kỹ thuật Feynman để có thể nhanh chóng ghi nhớ, hoàn toàn hiểu và sử dụng những kiến thức mình đã tiếp thu.

Dựa vào kỹ thuật Feynman, bạn cũng có biến một lý thuyết phức tạp trở nên đơn giản theo cách riêng của mình để chia sẻ với người khác mà không làm ảnh hưởng đến khái niệm cốt lõi.

Kỹ thuật Feynman là gì?

Kỹ thuật Feynman bao gồm 4 bước:

  1. Chọn một khái niệm và tìm hiểu về nó.
  2. Giả vờ như đang (hoặc thực sự) dạy nó cho một đứa trẻ.
  3. Xem lại những lỗ hổng trong hiểu biết của mình và tiếp tục nghiên cứu.
  4. Tinh chỉnh, hệ thống lại kiến thức và hoàn thiện bài giảng ở bước 2.

Cách áp dụng Kỹ thuật Feynman 4 bước

#1 Chọn một khái niệm và tìm hiểu về nó

Quá trình tự học bắt đầu bằng việc chọn ra một khái niệm, lấy một tờ giấy trắng và viết ra tất cả những gì mà bạn biết về nó. Trên tờ giấy trắng của bạn có thể là một bài luận tổng quan dài vài nghìn chữ, hoặc cũng có thể chỉ là một vài gạch đầu dòng.

Hãy lưu ý rằng không có quy tắc nào ở đây cả, việc viết ra chỉ đơn giản là cách để ghi lại những kiến thức mà bạn hiện có. Tuy nhiên, bạn càng viết và trình bày một cách cụ thể và đơn giản thì việc học sẽ càng hiệu quả hơn.

Điều bạn nên làm là tự nhớ lại các khái niệm và ý tưởng. Bước này đòi hỏi trí tuệ của bạn. Nhưng bằng cách suy nghĩ về các khái niệm, bạn đang tạo ra một trải nghiệm học tập hiệu quả.

Trong khi viết những điểm mấu chốt, hãy cố gắng sử dụng ngôn ngữ đơn giản nhất bạn có thể. Thông thường, chúng ta sử dụng những biệt ngữ phức tạp để che giấu sự không biết của mình. Những “từ ngữ to tát” và những “từ ngữ chuyên môn” khiến chúng ta không thể đi sâu vào vấn đề.

Sau khi hoàn thành việc viết ra những gì mình đã biết, hãy dựa vào đó để nghiên cứu, phát triển và bổ sung thêm những thông tin còn thiếu vào bản ghi chú viết tay này.

Giả vờ như đang (hoặc thực sự) dạy nó cho một đứa trẻ.

Khi bạn đã tự tin với những gì mình biết về những kiến thức mà mình tìm hiểu được ở bước 1, đã đến lúc đóng vai giáo viên.

Hãy tưởng tượng rằng bạn đang giải thích khái niệm lý thuyết này cho một đứa trẻ. Bạn có thể làm điều này bằng cách giả vờ (tưởng tượng như có một học sinh đang ở trước mặt) hoặc thực sự dạy điều đó cho một đứa trẻ (hoặc một người lớn). Bạn có thể sử dụng bảng trắng, nói chuyện với giọng hài hước… hay bất cứ điều gì làm bạn cảm thấy như mình thực sự đang truyền đạt những kiến thức mà mình đã biết cho một ai đó.

kids discuss homework study together

Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng nó không hề đơn giản. Trên thực tế, việc giải thích một khái niệm càng đơn giản càng tốt đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc. Bởi vì khi bạn giải thích một ý tưởng từ đầu đến cuối cho một đứa trẻ, bạn buộc mình phải đơn giản hóa các mối liên kết giữa các khái niệm.

Nếu bạn xung quanh bạn không có đứa trẻ nào, hãy tìm một người quan tâm đến vấn đề đó, ghi âm tin nhắn thoại, tự ghi video để giải thích cho họ hoặc viết ra lời giải thích của bạn dưới dạng bài đánh giá trên hoặc Quora, reddit…

Mục đích của bước này là khuyến khích việc đơn giản hóa sự phức tạp và tìm ra những khoảng hổng kiến thức này. Và ngay khi chúng xuất hiện, bạn nên đánh dấu chúng để sẵn sàng cho Bước 3.

#3 Xác định lỗ hổng kiến thức của bạn và xem lại

Sau khi đã đóng vai một nhà giáo và hoàn thành bài giảng của mình, bạn cần xem lại những lỗ hổng đã được xác định trong quá trình giảng dạy. Sau đó, hãy quay lại công việc tìm hiểu, đọc lại thông tin mà bạn chưa hiểu rõ và nâng cao kiến ​​thức chuyên sâu để lấp những khoảng trống kiến thức.

Đừng quá mong đợi rằng bạn sẽ nắm vững một khái niệm lý thuyết ngay từ lần thứ hai rà soát và bổ sung thông tin. Đối với những chủ đề phức tạp, bạn có thể sẽ cần lặp lại các bước trong kỹ thuật Feynman nhiều lần. Bởi mỗi lần giảng dạy thì bạn lại có thể sẽ lại tìm ra những điểm mù hay những lỗ hổng mới.

Chỉ khi bạn tìm thấy lỗ hổng kiến thức (tức là bạn thấy mình bỏ qua một khía cạnh quan trọng, hoặc khó khăn trong việc dùng từ hoặc liên kết các ý tưởng với nhau) bạn mới thực sự bắt đầu học.

#4 Đơn giản hóa giải thích của bạn

Mục tiêu cuối cùng của kỹ thuật Feynman là có được sự hiểu biết sâu sắc về khái niệm, chủ đề mà bạn đang tìm hiểu cũng như có thể giải thích nó một cách đơn giản nhất để người người khác hiểu.

Tất nhiên, để đạt được điều này, chúng ta cần tập hợp mọi thứ mà mình đã thu thập được ở các Bước 1, 2 và 3, rồi tinh chỉnh và hệ thống nó.

Sau đó, hãy tiếp tục suy nghĩ về cách mà bạn có thể chia sẻ khái niệm lý thuyết này cho một đứa trẻ bằng một bài giảng đơn giản nhất và hấp dẫn nhất.

  • Làm đơn giản khái niệm lý thuyết là tốt, nhưng lồng ghép chúng vào trong những câu chuyện đơn giản và dễ nhớ thì còn tốt hơn. Những câu chuyện này làm cho các khái niệm có thể lắng đọng sâu hơn trong trí nhớ của chúng ta. Chúng cũng làm cho những kiến thức phức tạp và khô khan trở nên dễ dàng tiếp thu hơn đối với người bình thường.
  • Sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn, đơn giản. Hãy nhớ rằng, bạn đang chia sẻ kiến thức cho một đứa trẻ. Vậy nên, hãy cố gắng cắt bỏ tối đa các biệt ngữ và đi thẳng đến nội dung chính. Đừng quên sử dụng các ví dụ liên quan và phép loại suy.
  • Sử dụng hình ảnh và các phương pháp tương tác đa giác quan. Càng có nhiều giác quan tham gia vào công việc nghiên cứu và giải thích các khái niệm lý thuyết, bạn càng có nhiều khả năng học và dạy nó một cách hiệu quả.

Sau khi đã chuẩn bị xong một bài giảng hoàn chỉnh và thu hút, hãy lặp lại Bước 2 và bạn sẽ thấy ngạc nhiên về sự cải thiện trong kiến thức của mình.

Chỉ khi bạn có thể giải thích bằng ngôn ngữ đơn giản thì bạn mới biết rằng bạn thực sự hiểu nội dung mình đã đọc.

Các bài viết, tài liệu được chúng tôi sưu tầm và chia sẻ thường không rõ tác giả. Nếu bạn thấy ảnh hưởng quyền lợi, vi phạm bản quyền xin gửi mail tới phuong@dayhoc.page. Xin cám ơn!
Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous Article
Làm thế nào để học tốt môn Toán?

Làm thế nào để học tốt môn Toán?

Next Article
5 Phương pháp học tập hiệu quả được Khoa học chứng minh

5 Phương pháp học tập hiệu quả được Khoa học chứng minh

Related Posts