BỘ 100 ĐỀ ÔN LUYỆN NGỮ VĂN 9 DÙNG CHUNG 3 BỘ SGK

BỘ 100 ĐỀ ÔN LUYỆN NGỮ VĂN 9 DÙNG CHUNG 3 BỘ SGK

TRUYỆN TRUYỀN KÌ – TRINH THÁM

ĐỀ 1:

I. ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm)

    Đọc đoạn trích:

      “Phạm Tử Hư quê ở Cẩm Giàng, là một người tuấn sảng hào mại không ưa kiềm thúc. Theo học nhà xử sĩ Dương Trạm, Trạm thường răn Tử Hư về cái tính hay kiêu căng. Từ đấy chàng cố sức sửa đổi, trở nên người có đức tính tốt. Khi Dương Trạm chết, các học trò đều tản đi cả, duy Tử Hư làm lều ở mả để chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về. Năm 40 tuổi, Tử Hư đi thi vẫn chưa đỗ; đời Trần, sang du học ở kinh, ngụ ở trong một nhà dân bên bờ hồ Tây.

     Một buổi sáng, ở nhà trọ đi ra, trong áng sương mù thấy có một đám những tán vàng kiệu ngọc bay lên trên không; kế lại có một cỗ xe nạm hạt châu, kẻ theo hầu cũng rất chững chạc. Tử Hư khẽ dòm trộm xem thì người ngồi trong xe, chính thầy học mình là Dương Trạm. Chàng toan đến gần sụp lạy nhưng Trạm xua tay nói:

– Giữa đường không phải chỗ nói chuyện, tối mai nên đến đền Trấn Vũ cửa Bắc, thầy trò ta sẽ hàn huyên. Tử Hư bèn sắm rượu và thức nhắm, đúng hẹn mà đến. Thầy trò gặp nhau vui vẻ lắm, chàng nhân hỏi rằng:

– Thầy mới từ trần chưa bao lâu, thoắt đã trở nên hiển hách khác hẳn ngày trước, xin thầy cho biết rõ duyên do để con được vui mừng. Dương Trạm nói:

– Ta thuở sống không có một điều thiện nào đáng khen, chỉ có hay giữ điều tín thực đối với thầy bạn, quý trọng những tờ giấy có chữ, hễ thấy rơi vãi liền nhặt mà đốt đi. Đức Đế quân đây ngài khen là có bụng tốt tâu xin cho làm chức trực lại ở cửa Tử đồng. Hôm qua ta hầu lính giá ngài lên chầu Thiên cung, tình cờ lại gặp nhà ngươi, đó cũng là vì thầy trò mình có cái mối duyên…”

(Trích chuyện Phạm Tử Hử lên chơi Thiên Tào, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, NXB Trẻ, 2016, Tr.142)

Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:

Câu 1. Xác định thể loại của đoạn trích trên

Câu 2. Theo đoạn trích, tính cách nào của Tử Hư được Dương Trạm răn đe và sửa đổi?

Câu 3. Xác định các nhân vật giao tiếp trong đoạn trích trên

Câu 4. Điều gì khiến Dương Trạm được Đức Đế quân khen là có bụng tốt và tâu xin cho làm chức trực lại ở cửa Tử đồng?

Câu 5. Từ Hán Việt “kiềm thúc” được hiểu nghĩa như thế nào?

Câu 6: Hiệu quả nghệ thuật của chi tiết kì ảo được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 7. Ý nào khái quát nội dung chính của đoạn trích?

Câu 8. Chi tiết khi Dương Trạm chết, các học trò đều tản đi cả, duy Tử Hư làm lều ở mả để chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về cho thấy Phạm Tử Hư là người như thế nào?

Câu 9. Theo anh/chị tinh thần tôn sư trọng đạo được biểu hiện như thế nào?

Câu 10. Từ những hành động và tình cảm của Tử Hư dành cho người thầy của mình, anh /chị có suy nghĩ gì về truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta?

II. VIẾT (4.0 điểm)

            Tại mẹ nên con mới thế”, “Tại bạn ấy cứ đuổi nên con mới ngã”, “Tại trời mưa/tắc đường/hỏng xe… nên em đi học muộn”, “Tôi không thể làm xong báo cáo vì bên A chưa cung cấp đủ dữ liệu…”, “Mất mùa là tại thiên tai…”,… Đó là hàng loạt chiêu đổ lỗi/né tránh của con người dù là trẻ con hay người trưởng thành trước khi nhận trách nhiệm của mình trong đó. Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đổi lỗi/né tránh trách nhiệm.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

PhầnCâuNội dung
I ĐỌC HIỂU
 1Truyền kì
2Kiêu căng
3Phạm Tử Hư, Dương Trạm
4Giữ điều tín thực với thầy bạn, quý trọng những tờ giấy có chữ, hễ thấy rơi vãi liền nhặt mà đốt đi.
5Kiềm chế bó buộc trong hoạt động.
6Ca ngợi phẩm chất cao quý của Tử Hư. Tạo ra sự sinh động, tạo hứng thú tăng tính hấp dẫn cho người đọc. Muốn bất tử hóa nhân vật Dương trạm vì đã có những phẩm chất tốt.
7Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của Dương Trạm và tình nghĩa thầy trò cao quý.
8Là người sống có tình, có nghĩa, biết tôn sư trọng đạo.
9Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là tỏ ra hiểu vấn đề: Những biểu hiện của tinh thần tôn sư trọng đạo: – Tôn trọng, lễ phép, chăm học. – Luôn nghĩ về công lao thầy cô, mong muốn được đền đáp. – Người đi học cần rèn trước hết là đạo đức…
10Truyền thống tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân ta. Truyền thống nhằm để tôn vinh, kính trọng và sự biết ơn của mỗi cá nhân đối với người thầy của mình.
II VIẾT
  a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận  Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp. Hướng dẫn chấm: – Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. – Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: Mở bài: – Giới thiệu – Nêu vấn đề Thân bài: – Thói quen đổ lỗi/né tránh trách nhiệm là gì?    “Đổ lỗi/né tránh trách nhiệm” là hành vi con người cố tình chối bỏ lỗi lầm của mình, hoặc viện cớ do lí do khách quan, hoặc đổ tội cho người khác. Đây là một hiện tượng đáng buồn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. – Biểu hiện của thói quen đổ lỗi/né tránh trách nhiệm   + Các nhà thầu xây dựng yếu kém, ăn bớt vật liệu khiến công trình sụp đổ, gây tai nạn, không chịu nhận trách nhiệm mà đổ lỗi do địa hình, khí hậu.    + Thất bại trong cuộc sống, nhiều người đổ lỗi do hoàn cảnh khó khăn, nghèo khó mà quên mất rằng cũng nhiều người nhờ nỗ lực không ngừng mà làm giàu từ hai bàn tay trắng.    + Học sinh lười biếng, không chăm chỉ học tập đạt kết quả kém lại đổ lỗi cho chương trình sách giáo khoa nặng nề, giáo viên dạy khó hiểu… – Nguyên nhân của thói quen đổ lỗi/né tránh trách nhiệm    + Do sự lười nhác, không cống hiến mà chỉ mong thụ hưởng của nhiều người. Khi nhìn thấy sai lầm của người khác hoặc bản thân gây ra sai lầm, họ vẫn vô tâm, không tích cực ngăn chặn hoặc khác phục để hạn chế tổn hại.    + Do con người hèn nhát, không dám đối mặt với lỗi lầm của mình. Nhiều người chỉ vì quá hèn nhát, sợ hãi khi xảy ra sai lầm, họ đã trốn tránh, thoái thác trách nhiệm, đổ lối cho người khác khiến cho hậu quả của hành động ấy còn lớn hơn hậu quả do sai làm ấy gây ra.    + Do con người ích kỉ, thiếu trách nhiệm, chỉ muốn đùn đẩy phần khó khăn cho người khác. Nhiều người chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình, không quan tâm đến người khác. Khi sai lầm xảy ra, họ chỉ cố sức bảo vệ mình, bỏ mặc người khác dù hậu quả có thế nào đi chăng nữa. Những kẻ vô tâm ấy thường gây nên những tổn thất rất lớn cho xã hội.    + Do lòng tham khiến cho con người mở mắt, sẵn sàng làm những việc trái với lương tâm và tìm cách đổ vạ cho người khác… Để vét đầy túi tham, nhiều kẻ đã bất chấp lương tâm, làm những việc tàn nhẫn chỉ để có được điều mình mong muốn. – Hậu quả của thói quen đổ lỗi/né tránh trách nhiệm    + Hiện tượng đổ lỗi gây mất đoàn kết trong tập thể, khi không ai nhận trách nhiệm về mình cứ cứ đùn đẩy cho người khác.    + Hiện tượng đổ lỗi không giúp khắc phục hậu quả gây ra, mà trái lại càng làm việc khắc phục hậu quả thêm trì trệ, khiến hậu quả càng nghiêm trọng.    + Hiện tượng đổ lỗi khiến chúng ta trở thành kẻ vô trách nhiệm, tự huyễn hoặc bản thân rằng mình không bao giờ sai, từ đó không thể tiến bộ, hoàn thiện mình.    + Nếu xã hội ai cũng chỉ biết đổ lỗi mà không có tinh thần trách nhiệm, khắc phục sai lầm, thì xã hội đó sẽ trở nên trì trệ, chậm phát triển. – Giải pháp khắc phục thói quen đổ lỗi/né tránh trách nhiệm    Dám nhận lỗi là một hành động dũng cảm, là sống có trách nhiệm đối với công việc, bản thân và người khác. Vì thế:    + Bạn cần biết tự ý thức, có tinh thần trách nhiệm, dũng cảm nhận lỗi, sửa lỗi.    + Gia đình, nhà trường giáo dục con em hình thành ý thức nhận lỗi; người lớn phải làm gương cho trẻ em, không ngần ngại nói “Xin lỗi” khi mình mắc sai lầm và có cách thức cụ thể, thiết thực để sửa chữa lỗi lầm.    + Ngoài ra, bạn và mọi người cũng nên khoan dung tạo điều kiện cho người mắc sai lầm có cơ hội được sửa sai.    + Có nhiều người khi phạm phải lỗi lầm đã hèn nhát lẫn trốn và đổ lỗi cho người khác. Với những người như thế thật đáng lên án, bạn cần góp phần phát hiện, tố giác và cần thiết phải đề xuất xử lí kịp thời. Kết bài: – Khẳng định lại vấn đề – Rút ra bài học cho bản thân Hướng dẫn chấm: – Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. – Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm. – Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm.
  d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
  e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Đề 8:

Đọc văn bản sau:

(Lược một đoạn: Đào Cảnh Long, hiệu là Vân Hiên cư sĩ, là một học trò nghèo sống vào cuối đời Lê Chiêu Thống, đức độ rộng rãi, tính tình chất phác, trọng danh nghĩa, chuộng khí khái. Năm Bính Thìn, vì nhà thiếu ăn, chàng phải đi dạy học thuê cho một nhà giàu).

chỗ dạy học, anh có nuôi một con chó già, sớm hôm chơi đùa với nó. Anh đi đâu, nó cũng đi theo. Anh ngồi đâu, nó cũng đứng chầu bên cạnh. Anh đặt tên nó là Hàn Lư. Anh thường đùa với nó:

  • Mày được ta chăm nuôi, mày có chịu dốc sức liều chết vì ta không? Con vật gật đầu, nghoe nguẩy đuôi như tỏ ý nhận lời.

Mấy tháng sau, anh có việc phải trở về quê hương. Con chó phải ở lại. Nó quanh quẩn ra vào ở cửa phòng học. Ban ngày xua đuổi gà lợn, ban đêm phòng giữ kẻ gian. Nhiều khi bọn trẻ lãng quên, không cho ăn, tiếng sủa của con chó không còn được sang sảng nữa.

Bấy giờ, trong làng có một phú ông họ Trương thấy vậy, thương hại, đem cơm đến cho ăn. Vừa bước vào cửa phòng học, liền bị con chó cắn phải. Ông trách mắng:

  • Hàn Lư! Hàn Lư! Vì thương mày đói lâu nay, nên ta đến đưa cơm cho mày ăn. Ta đâu phải là kẻ bất nhân! Mày tuy là giống vật, nhưng cũng biết suy nghĩ chút ít. Sao mày lại lấy oán trả ân?

Ông chưa dứt lời, con vật chồm lên, nhe răng, giơ vuốt, nói bằng tiếng người:

  • Ngày chủ tôi đi có căn dặn tôi phải bảo vệ phòng học, trông nom bọn trẻ. Ngăn chặn kẻ ác, cấm đoán kẻ gian là trách nhiệm của tôi. Ông tới đột ngột, lại không có chủ tôi đón tiếp, thì bị cắn một miếng là đúng lẽ thôi! Thế mà còn trách mắng nặng lời gì nữa!

Thấy con chó biết nói tiếng người, lại nói đúng lẽ, phú ông thầm nghĩ trong bụng nó là con vật kì lạ, ý muốn dụ dỗ, bèn nói:

  • Ông chủ của mày bản chất là thầy đồ nghèo. Mình hắn chẳng đủ miếng ăn, lấy đâu ra dành cho mày nữa. Bây giờ chi bằng mày bỏ chỗ tối, tới chỗ sáng, bỏ nhà nghèo, tới nhà giàu, tìm nơi no đủ, sung sướng suốt đời, có phải hơn không? Tội gì mà phải chịu khổ mãi? Con chó nói:
  • Ôi! Ông cũng là người, sao nỡ mở miệng buông lời như thế. Kẻ sĩ trung nghĩa, không vì cùng hay thông mà thay đổi ý chí, cho nên đến mùa rét mới biết rõ bách tùng tươi tốt hơn các cây khác, gặp gió mạnh mới hay cây đứng được vững chắc. Giống súc vật tuy khác với loài người, song vẫn có tính trời phú, biết giữ vững khí tiết đối với chủ của mình. Huống hồ ông chủ của tôi lại là một người luôn biết giữ lòng chân chính, sống nghề quang minh, trung để thờ vua, tín để kết bạn, hiếu với cha mẹ, hòa thuận họ hàng, trời sắp giao cho trách nhiệm quan trọng, cho nên bắt phải cùng khổ thiếu thốn, để trau dồi cho được thành công tốt đẹp đó thôi! Ông nói năng lung tung chẳng đúng gì, nên tôi tha thứ cho. Nếu không miệng này sẽ cắn cho một miếng nữa, chẳng ngần ngại gì! Hãy mau mau lui về, chớ để sau phải hối tiếc!

Phú ông nghe xong, sửng sốt ngây dại, hiểu rõ con vật có nghĩa, không thể giành giật được, đành mang cơm ra về.

Vài hôm sau, Đào Cảnh Long trở về, con chó mừng rỡ ra cửa đón tiếp, hình dáng tiều tụy khôn xiết. Nghe xóm giềng kể lại câu chuyện, Đào Cảnh Long cảm động lắm, ngậm ngùi lấy làm lạ mãi. Anh kiểm tra lại phòng sách, thì khóa cửa không di chuyển, giường chiếu còn y nguyên, đều là nhờ con chó hết sức canh giữ.

Ôi! Con chó là loài súc vật, mà còn biết giữ lòng tiết nghĩa thờ chủ. Dù dùng lời đường mật dụ dỗ, cũng không thể lay chuyển lòng dạ sắt đá của nó. Huống gì con người ăn lộc nhà vua, nếu giữ vững đầy đủ cái lòng tiết nghĩa ấy để đền ơn nước, xông ra đánh giặc, giặc nào chẳng tan; cố sức giữ thành, thành nào chẳng vững…

Than ôi! Sao mà lòng người chẳng còn được như xưa, thói đời đổi thay nhiều dạng? Lúc nước nhà yên vui thì bợ đỡ cầu vinh, lúc cuộc đời rối ren thì trở mặt đổi giọng, bán nước kiếm ăn, theo thời cầu lợi, không còn chút liêm sỉ, thật là quá quắt!

Vì vậy, tôi cho rằng ở đời nhiều kẻ không bằng con Hàn Lư đấy! Nhân ghi lại mẩu chuyện để răn bảo người đời.

(Trích Chuyện con chó nghĩa của một nhà nghèo, Phạm Quý Thích, in trong Truyện truyền kì Việt Nam, Vũ Ngọc Khánh – Nguyễn Quang Ân sưu tầm, tuyển chọn, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2023, tr.320 – 332) 

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định ngôi kể của văn bản. 

Câu 2. Chỉ ra lời của nhân vật, lời của người kể chuyện trong những câu văn sau:

Anh thường đùa với nó:

Mày được ta chăm nuôi, mày có chịu dốc sức liều chết vì ta không? Con vật gật đầu, nghoe nguẩy đuôi như tỏ ý nhận lời.

Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của yếu tố kì ảo được sử dụng trong văn bản.

Câu 4. Xác định chủ đề của văn bản.

Câu 5. Anh/Chị rút ra được những bài học gì cho bản thân sau qua văn bản trên?

Câu 6: Viết đoạn văn nghị luận văn học: Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận về nhân vật người tiều phu trong đoạn trích sau:

Đất Thanh Hóa hầu hết là núi, bát ngát bao la đến mấy ngàn dặm. Có một ngọn núi cao chót vót, tên gọi là núi Na. Núi có cái động, dài mà hẹp, hiểm trở quạnh vắng không có chân người, bụi trần không bén tới. Trong động có người tiều phu hàng ngày gánh củi ra đổi lấy cá và rượu, cốt được no say chứ không lấy tiền. Ai hỏi tên họ nhà cửa, tiều phu chỉ cười mà không nói. Người chung quanh đều cho rằng đây phải là bậc kỳ sỹ ở ẩn. Khoảng năm Khai Đại nhà Hồ, Hán Thương đi săn, chợt gặp ở đường, vừa đi vừa hát rằng:

[…]

“Núi xanh bao bọc quanh nhà

Ruộng đem sắc biếc xa xa vòng ngoài

Ngựa xe võng lọng mặc ai

Nước non này chẳng trần ai vướng vào”

[…] Hát xong, phất áo đi thẳng. Hán Thương đoán là một bậc ẩn giả, bèn sai quan hầu là Trương Công đi mời. Nhưng Trương theo gần đến nơi thì tiều phu đã đi vào động, gọi cũng không trả lời, chỉ thấy rẽ mây lách khói, đi thoăn thoắt trong rừng tùng khóm trúc.

Biết không phải là người thường, Trương bèn rón bước đi theo, rẽ cỏ tìm đường. […] Thấy Trương đến, tiều phu kinh ngạc hỏi:

  • Chỗ này thanh vắng, đất thẳm rừng sâu, chim núi kêu ran, muông rừng chạy vẩn, thế mà sao ông lại lần tới đây, chẳng cũng khó nhọc lắm ư?

Trương trả lời:

  • Tôi là chức quan tùy giá của đương triều; biết ngài là bậc cao sỹ nên vâng mệnh đến đây tuyên triệu. Hiện loan giá đang đợi ngoài kia, xin ngài quay lại một chút.

Tiều phu cười mà rằng:

  • Ta là kẻ dật dân trốn đời, ông già lánh bụi; gửi thân nơi lều tranh quán cỏ, tìm sinh nhai trong búa gió rìu trăng, ngày có lối vào làng say, cửa vắng vết chân khách tục; bạn cùng hươu nai tôm cá, quẩn bên là tuyết nguyệt phong hoa, đông kép mà hè đơn, nằm mây mà ngủ khói; múc khe mà uống, bới núi mà ăn, chứ có biết gì đâu ở ngoài kia là triều đại nào, vua quan nào.

              (Trích Câu chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, NXB Văn nghệ, 1988)

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu Nội dung trả lời
1Ngôi thứ ba. 
2Lời của người kể chuyện: Anh thường đùa với nó; Con vật gật đầu, nghoe nguẩy đuôi như tỏ ý nhận lời. Lời của nhân vật (Đào Cảnh Long): Mày được ta chăm nuôi, mày có chịu dốc sức liều chết vì ta không?  
3Yếu tố kì ảo trong đoạn trích: chú chó Hàn Lư biết nói tiếng người. Tác dụng của các yếu tố kì ảo: + Tạo ra sự sinh động, khiến câu chuyện thêm hấp dẫn, thú vị, tạo hứng thú tăng tính hấp dẫn cho người đọc. + Giúp tác giả bộc lộ quan điểm về lòng trung nghĩa.
4Mượn câu chuyện về chú chó tình nghĩa với chủ, văn bản thể hiện chủ đề: Ca ngợi những con người có tấm lòng trung nghĩa, những người biết giữ lòng trung, sống quanh minh chính đại. Đồng thời phê phán những kẻ bất trung bất nghĩa, vì ham vinh hoa phú quý mà sẵn sàng bán nước cầu vinh, theo thời cầu lợi, không có liêm sỉ. 
5*HS rút ra những bài học ý nghĩa qua câu chuyện: Chúng ta cần giữ vững khí tiết, lòng trung nghĩa trong bất kì hoàn cảnh nào. Không được thỏa hiệp với cái xấu, cái ác, đánh mất lòng trung nghĩa vì lợi danh. Cần đề phòng những cám dỗ trong cuộc đời. …
Đoạn văn NLVH* Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: – Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Câu chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na là một trong những thiên truyện tiêu biểu trích trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Vẻ đẹp nhân vật người tiều phu núi Na được thể hiện đặc sắc qua đoạn trích sau (trích VB). – Thân đoạn: Làm rõ nhân vật người tiều phu quan đoạn trích. Có thể như sau: + Hoàn cảnh sống: Người tiều phu sống một mình trong động lớn ở núi Na. Công việc hàng ngày là gánh củi ra đổi lấy cá và rượu, cốt được no say chứ không lấy tiền, + Phẩm chất, tính cách: Người tiều phu hiện lên qua đoạn trích.là một ẩn sĩ thấu hiểu lẽ đời, không màng danh lợi, sống hòa mình với thiên nhiên, coi thiên nhiên là bạn; sống cuộc đời ung dung, tự do tự tại. + Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhân vật người tiều phu được khắc họa rõ nét qua lời kể của người kể chuyện ngôi thứ ba, qua suy nghĩ của các nhân vật khác và được bộc lộ trực tiếp qua hành động, lời nói của tiều phu. +  Ý nghĩa: Qua nhân vật người tiều phu, nhà văn gián tiếp thể hiện quan điểm nhân sinh sâu sắc của mình.   – Kết đoạn:   * Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của đoạn văn.

Đề 9:

Đọc đoạn trích sau:

(Tóm tắt phần đầu: Nguyễn sinh người Thanh Trì, diện mạo đẹp đẽ, tư chất thông minh, giọng hát ngọt ngào. Chàng sớm mồ cô cha, nhà nghèo nên học hành dang dở, chàng làm nghề chèo đò. Vì say đắm giọng hát và vẻ ưa nhìn của chàng nên cô con gái một nhà giàu họ Trần đã đem lòng yêu mến, sai người hầu đem khăn tay đến tặng, dặn chàng nhờ người mối manh đến hỏi. Nguyễn sinh nhờ mẹ bảo người mối manh đến nhà nàng nhưng bố nàng chê chàng nghèo nên không nhận lời, còn dùng lời lẽ không hay để mắng bà mối. Chàng phẫn chí bỏ đi xa để lập nghiệp; cô gái biết chuyện âm thầm đau khổ chẳng thể giãi bày cùng ai, dần sinh bệnh, hơn một năm sau thì nàng qua đời.)

            Trước khi nhắm mắt, nàng dặn cha:

Trong ngực con chắc có một vật lạ. Sau khi con nhắm mắt, xin cha cho hỏa táng để xem vật đó là vật gì?

 Ông làm theo lời con. Khi lửa thiêu đã lụi, ông thấy trong nắm xương tàn, sót lại một vật, to bằng cái đấu, sắc đỏ như son, không phải ngọc cũng chẳng phải đá, nó trong như gương, búa đập không vỡ. Nhìn kĩ thì thấy trong khối ấy có hình một con đò, trên đò một chàng trai trẻ tuổi đang ngả đầu tựa mái chèo nằm hát. Nhớ lại việc nhân duyên trước kia của con, ông chợt hiểu ra vì chàng lái đò mà con gái ông chết, hối thì không kịp nữa. Ông bèn đóng một chiếc hộp con, cất khối đỏ ấy vào trong, đặt lên giường của con gái.

 Nguyễn sinh bỏ nhà lên Cao Bằng làm khách của trấn tướng. Chàng vì hát hay nên được trấn tướng yêu quý. Hơn một năm sau, chàng dần dần có của nả, rồi lại mấy năm nữa tích cóp lại được hơn hai trăm lạng vàng. Chàng nghĩ: “Số vàng này đủ để chi dùng cho việc cưới xin”. Xong, chàng sửa soạn hành trang trở về. Đến nhà, chàng hỏi thăm ngay cô gái nọ. Được nghe tất cả đầu đuôi về nàng, chàng vô cùng đau đớn, vội sắm sửa lễ vật đến điếu nàng. Khi chàng làm lễ xong, bố cô có mời chàng ở lại dùng cơm. Chàng xin ông cho xem vật đã được cất giấu trong hộp con. Ông mở hộp lấy ra đưa chàng. Chàng nâng niu cầm lấy, lòng vô cùng xúc động, hai dòng lệ trào ra nhỏ xuống khối đá đỏ. Bỗng khối đá tan ra thành nước, giọt giọt đều biến thành máu tươi, chảy đầm đìa vào tay áo chàng. Chàng cảm kích mối tình của nàng, thề không lấy ai nữa.

 (Trích Chuyện tình ở Thanh Trì, Lan Trì kiến văn lục, Vũ Trinh, in trong cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 1, Nguyễn Đăng Na giới thiệu và tuyển soạn, NXB Giáo dục, 1997,  tr 424-426)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2. Theo đoạn trích, sau khi bố của cô gái không đồng ý mối duyên, chàng trai có phản ứng như thế nào?

Câu 3. Theo anh/chị, cô gái chết vì nguyên nhân nào?

Câu 4. Chàng trai xem chiếc hộp con chứa khối đỏ trong hoàn cảnh nào?

Câu 5. Nêu cảm nhận của anh/chị về chi tiết “Chàng nâng niu cầm lấy, lòng vô cùng xúc động, hai dòng lệ trào ra nhỏ xuống khối đá đỏ. Bỗng khối đá tan ra thành nước, giọt giọt đều biến thành máu tươi, chảy đầm đìa vào tay áo chàng.” Câu 6. Nêu chủ đề của văn bản.

Câu 7. Từ câu chuyện tình ở Thanh Trì, anh/chị có suy nghĩ gì về khát vọng tình yêu thời phong kiến?

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

CâuNội dung
1Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
2Theo đoạn trích, sau khi bố của cô gái không đồng ý mối duyên, chàng trai phẫn chí bỏ đi xa để lập nghiệp
3Cô thương chàng trai vì mình mà phẫn chí bỏ đi xa lập nghiệp. Cô gái chết vì ôm nỗi tương tư chàng trai, đau buồn vì tình yêu bị ngăn cấm, không được bố nàng đồng ý chuyện kết đôi với chàng trai, dần sinh bệnh mà mất.
4Chàng trai xem chiếc hộp con chứa khối đỏ trong hoàn cảnh: Sau vài năm chàng trai đi xa, nay có đủ vàng về lo chuyện cưới xin, đến nhà cô gái mới hay cô đã chết vì nỗi oan tình. Chàng đến viếng nàng và được bố cô đem cho xem chiếc hộp con chứa khối đỏ mà thể xác con gái sau khi chết đã để lại.
5Cảm nhận của về chi tiết “Chàng nâng niu cầm lấy, lòng vô cùng xúc động, hai dòng lệ trào ra nhỏ xuống khối đá đỏ. Bỗng khối đá tan ra thành nước, giọt giọt đều biến thành máu tươi, chảy đầm đìa vào tay áo chàng.”: Chi tiết kì ảo, gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Chi tiết cho thấy nỗi đau đớn của chàng trai trước sự ra đi của cô gái. Giọt nước mắt của chàng trai là giọt nước mắt của sự thấu hiểu, của yêu thương và đau xót vô hạn khi người mình yêu vĩnh viễn ra đi.
 – Khối đỏ kia tan ra thành nước, giọt giọt đều biến thành máu tươi, chảy đầm đìa vào tay áo chàng đem đến liên tưởng cho người đọc về sự hóa giải oan tình, để người ra đi được thanh thản. 
6Chủ đề của văn bản: Qua câu chuyện tình yêu bi kịch của chàng trai và cô gái ở Thanh Trì, tác giả Vũ Trinh muốn thể hiện khát vọng tình yêu tự do của lứa đôi thời phong kiến và phê phán sự ngăn cản của gia đình đại diện cho sự phân biệt giàu nghèo trong xã hội xưa.
7Câu chuyện tình ở Thành Trì là mối tình giữa chàng trai nghèo làm nghề chèo đò với cô gái con nhà giàu. Cô gái chủ động mong muốn kết duyên với chàng trai, chàng trai cũng mong kết duyên cùng nàng, điều đó thể hiện khát vọng tình yêu tự do vượt lên trên những hà khắc của lễ giáo phong kiến, định kiến phân biệt giàu nghèo trong xã hội. Kết thúc của mối tình là kết thúc bi kịch. Suy nghĩ về khát vọng tình yêu trong xã hội phong kiến: + Khát vọng tình yêu là khát vọng chính đáng của con người ở mọi thời. Những đôi lứa sống trong xã hội phong kiến mong muốn tình yêu tự do, muốn vượt lên khỏi những ràng buộc của lễ giáo phong kiến như “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, “môn đăng hộ đối”,… + Tình yêu của nhiều cặp đôi vấp phải những sự ngăn cản, cấm đoán đến từ gia đình, xã hội. + Dù cho bị ngăn cản, nhưng những đôi lứa vẫn dành tình yêu trọn vẹn cho nhau, cái chết cũng không thể chia lìa tình yêu của họ. …

TRUYỆN NGẮN – TIỂU THUYẾT

Đề 1:

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới :

Mùa hè năm đó là mùa hè quê ngoại.

Cuối năm lớp chín, tôi học bù đầu, người xanh như tàu lá. Ngày nào mẹ tôi cũng mua bí đỏ về nấu canh cho tôi ăn. Mẹ bảo bí đỏ bổ óc, ăn vào học bài sẽ mau thuộc. Trước nay, tôi vốn thích món này. Bí đỏ nấu với đậu phộng thêm vài cọng rau om, ngon hết biết. Nhưng ngày nào cũng phải buộc ăn món đó, tôi đâm ngán. Hơn nữa, dù dạ dày tôi bấy giờ tuyền một màu đỏ, trí nhớ tôi vẫn chẳng khá lên chút nào. Tôi học trước quên sau, học sau quên trước. Vì vậy tôi phải học gấp đôi những đứa khác.

Tối, tôi thức khuya lơ khuya lắc. Sáng, tôi dậy từ lúc trời còn tờ mờ. Mắt tôi lúc nào cũng đỏ kè. Ba tôi bảo :

– Nhất định đầu thằng Chương bị hở một chỗ nào đó. Chữ nghĩa đổ vô bao nhiêu rớt ra bấy nhiêu. Thế nào sang năm cũng phải hàn lại.

Mẹ tôi khác ba tôi. Mẹ không phải là đàn ông. Mẹ không nỡ bông phèng trước thân hình còm nhom của tôi. Mẹ xích lại gần tôi, đưa tay nắn nắn khớp xương đang lồi ra trên vai tôi, bùi ngùi nói :

– Mày học hành cách sao mà càng ngày mày càng giống con mắm vậy Chương ơi !

Giọng mẹ tôi như một lời than. Tôi mỉm cười trấn an mẹ:

– Mẹ đừng lo! Qua kỳ thi này, con lại mập lên cho mẹ coi!

Không hiểu mẹ có tin lời tôi không mà tôi thấy mắt mẹ rưng rưng. Thấy mẹ buồn, tôi cũng buồn lây. Nhưng tôi chẳng biết cách nào an ủi mẹ. Tôi đành phải nín thở nuốt trọn một tô canh bí đỏ cho mẹ vui lòng.

Dù sao, công của tôi không phải là công cốc. Những ngày thức khuya dậy sớm đã không phản bội lại tôi. Kỳ thi cuối năm, tôi xếp hạng khá cao.

Ba tôi hào hứng thông báo:

– Sang năm ba sẽ mua cho con một chiếc xe đạp.

Mẹ tôi chẳng hứa hẹn gì. Mẹ chỉ “thưởng” tôi một cái cốc trên trán:

– Cha mày! Từ nay lo mà ăn ngủ cho lại sức nghe chưa!

Ba tôi vui. Mẹ tôi vui. Nhưng tôi mới là người vui nhất. Tôi đàng hoàng chia tay với những tô canh bí đỏ mà không sợ mẹ tôi thở dài. Dù sao thì cũng cảm ơn mày, cơn ác mộng của tao, nhưng bây giờ xin tạm biệt nhé! Tôi cúi đầu nói thầm với trái bí cuối cùng đang nằm lăn lóc trong góc bếp trước khi cung tay cốc cho nó một phát.

(Trích Hạ đỏ, Nguyễn Nhật Ánh, Nxb Trẻ, 2019)

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

Câu 2: Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy?

Câu 3: Kết quả của nhân vật tôi trong kì thi cuối năm ra sao?

Câu 4: Trong đoạn trích, người mẹ lo lắng điều gì cho đứa con khi phải học hành vất vả?

Câu 5: Nội dung đoạn trích thể hiện điều gì?

Câu 6: Việc nhân vật tôi học trước quên sau, học sau quên trước nên đã học gấp đôi những đứa khác thể hiện phẩm chất gì của nhân vật tôi?

Câu 7: Chi tiết “Tôi đàng hoàng chia tay với những tô canh bí đỏ mà không sợ mẹ tôi thở dài” ẩn chứa những cảm xúc gì của nhân vật tôi?

Câu 8: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu “Cuối năm lớp chín, tôi học bù đầu, người xanh như tàu lá”.

Câu 9: Chi tiết “Thấy mẹ buồn, tôi cũng buồn lây. Nhưng tôi chẳng biết cách nào an ủi mẹ. Tôi đành phải nín thở nuốt trọn một tô canh bí đỏ cho mẹ vui lòng” gợi cho anh, chị suy nghĩ gì về tình cảm của nhân vật tôi đối với người mẹ của mình?

Câu 10: Anh/chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản? Vì sao?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Anh/ chị hãy viết một bài nghị luận trình bày suy nghĩ về ý nghĩa sự khích lệ , động viên của cha mẹ đối với con trong học tập và trong cuộc sống

                                    ………………………………Hết………………………………

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

PhầnCâuNội dung
                        I ĐỌC HIỂU
1Tự sự
2Ngôi thứ nhất
3Xếp hạng khá cao
4Lo cho sức khỏe vì người xanh như tàu lá, thân hình còm nhom của con
5Thể hiện một thế giới tuổi thơ trong trẻo, hồn nhiên. Đưa người đọc về với miền kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ. Làm sống dậy những tình cảm đẹp đẽ với những người thân yêu nhất.
6Hiếu học
7Vui vì trút bỏ được gánh nặng thi cử, đáp lại sự kì vọng của người mẹ, thoát khỏi sự ngán ngẩm của món canh bí đỏ
8Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh: – Tạo tính sinh động, tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu văn – Nhấn mạnh ấn tượng về ngoại hình của nhân vật tôi vì phải học hành vất vả.
9– Người con trong câu chuyện cảm nhận được tình yêu thương, sự chăm sóc, nỗi lo lắng của người mẹ dành cho mình nên cố gắng làm cho mẹ vui lòng. Đó là vẻ đẹp của lòng hiếu thảo. – Học sinh trình bày theo cách hiểu và có lí giải hợp lí, thuyết phục.
10  Học sinh trình bày thông điệp ý nghĩa nhất với bản thân. Thông điệp phù hợp với nội dung tư tưởng của văn bản và mang tính đạo đức, nhân văn.
                      II VIẾT
 Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề
 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa sự khích lệ, động viên của cha mẹ đối với con trong học tập và trong cuộc sống.
 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: – Những lời nói mang tính động viên của cha mẹ sẽ giúp con tự tin vào khả năng cũng như hình thành tư duy tích cực, lòng tự trọng của con được phát triển, con sẽ tin tưởng vào bản thân nhiều hơn và sẵn sàng đối mặt với những thử thách trên hành trình của mình. – Những lời khích lệ, động viên thường xuyên của cha mẹ sẽ tạo động lực cho các con cố gắng phấn đấu hoàn thành mục tiêu của mình, trở nên có trách nhiệm trước mỗi quyết định mà mình đưa ra. – Những lời khích lệ, động viên thường xuyên của cha mẹ giúp các con phát huy hết khả năng của mình. Đặc biết khi con vừa trải qua một thất bại, chán nản với kết quả không được như mình mong đợi. – Lời động viên của cha mẹ còn giúp sự gắn kết giữa cha mẹ và con trở nên thân thiết như những người bạn. Con có thể thoải mái chia sẻ, không e dè, ngại ngùng khi bày tỏ những tâm tư của mình. Điều này sẽ giúp con không còn cảm thấy cô độc hay khép mình lại với chính những người thân. Đồng thời các con cũng sẽ biết học cách chia sẻ, bày tỏ quan điểm riêng để mọi người có thể hiểu về mình hơn.
 d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
 e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ

Đề 19:

  1. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

GA TÀU TUỔI THƠ

(Lược đoạn đầu: Tôi rất sợ những buổi chiều thu im ắng, bàng bạc trôi qua cuộc đời mình. Nó gợi nhớ cho tôi về những tháng năm tuổi thơ chiều nào cũng ra ngõ ngóng những chuyến tàu ngược chở nặng niềm mong mỏi […] Khi ấy mẹ tôi bị bệnh nặng, bố gói ghém tất cả gia tài và tình yêu đưa mẹ lên chuyến tàu xuôi xuống Hà Nội chữa bệnh, nhà chỉ còn ba anh em chăm nhau.)

Ở ngõ nhà tôi có một cây bạch đàn to, mỗi hôm ra ngóng bố mẹ tôi lại lấy mảnh trai cứa lên thân cây một vạch. Cho đến buổi chiều hôm ấy anh tôi đếm trên thân cây thấy vừa tròn mười lăm vạch. Chiều ấy khi trời đã tối hẳn, anh tôi đã dắt thằng út em vào nhà, tôi vẫn còn đứng nán lại nhìn một lần nữa phía con đường mòn. Tôi bỗng hét lên sung sướng vì đã nhìn thấy bóng dáng thân quen của bố mẹ đang đi về phía chúng tôi. Buổi chiều muộn ấy là một buổi chiều tràn ngập niềm vui, thằng út em sà vào vòng tay, dụi dụi vào ngực mẹ như nó vẫn còn nhớ mùi hương của sữa. Anh cả vừa hát vừa nhảy chân sáo đi đằng sau. Bố công kênh tôi trên đôi vai đã gầy sọp đi vì vất vả. Tối ấy cả nhà trải chiếu ra giữa sân ngập tràn ánh trăng, mẹ lại hát ru em ngủ, bố kể nốt câu chuyện cổ tích ‘‘Cây khế’’ còn dang dở 15 ngày trước…

Rồi khi em út tôi bị ung nhọt mọc đầy người, bố mẹ lại một lần nữa gồng gánh niềm tin xuôi tàu về Hà Nội. Nhà chỉ còn hai anh em chăm nhau nhưng vẫn không quên chiều chiều lại ra ngõ ngóng. Mấy đứa trẻ con trong xóm chơi bắn bi với tôi bị thua nên ghét tôi lắm, cứ chiều thấy anh em tôi ra ngõ là chúng lại xúm vào trêu rất ác: ‘‘Đồ mồ côi! Anh em nhà mồ côi bị bố mẹ bỏ rơi. Ê ồ! Ê ồ!’’ Tôi vừa gào khóc vừa nhặt đất đá ném lũ trẻ. Anh cả cõng tôi trên lưng đi về phía con đường mòn, chúng tôi cứ đi từ khi mặt trời bắt đầu xuống núi đến khi tôi mỏi mắt cũng không nhìn rõ hướng đi. Lúc ấy tôi khóc khản cả cổ còn anh trai thì luôn miệng dỗ dành:

– Em gái ngoan nào, để anh cõng em đi tìm bố mẹ đi tìm em út nhé. Rồi mai anh đi hái quả đùm đũm chín mọng đỏ cho ăn nhé.

Đấy là lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy ga tàu, hai đứa trẻ con cõng nhau đứng lọt thỏm giữa sân ga im ắng, khách xuống tàu đã về hết tự lúc nào. Anh tôi đứng lặng rất lâu, tôi thấy có vài giọt nước ấm rơi xuống đôi bàn tay đang bá vào cổ anh. Tôi biết là anh đang khóc, nhưng sau đó anh lại xốc tôi lên và cõng quay trở lại con đường mòn khi nãy.

            Tôi không thể nhớ nổi có biết bao buổi chiều đã đi qua cuộc đời chúng tôi buồn bàng bạc như thế. Bởi em tôi bệnh rất nặng, phải mấy năm sau em mới thật sự khỏi bệnh. Trong lúc bố mẹ tôi gồng gánh trên đôi vai mình những gian nan, vất vả chạy chữa khắp nơi để cứu lấy sinh mạng em tôi, thì anh trai đã phải lớn lên trước tuổi để che chở, bao bọc thứ niềm tin nhỏ bé trong tôi. Từ tình yêu thương đó tôi lớn lên từng ngày một, tôi hiểu ra rằng những chuyến đi của bố mẹ có ý nghĩa lớn lao như thế nào, tôi cũng hiểu rằng anh cả là một người anh thật tuyệt vời. Lúc bố mẹ vắng nhà anh đã đứng vững, đã làm cái “nóc nhà” để che chở vỗ về và cả tha thứ cho bầy em bé nhỏ của mình.

Cho đến mãi sau này tôi cũng không bao giờ quên những buổi chiều anh trai tôi dắt tôi ra ngõ ngóng người thân trở về. Cây bạch đàn ở ngõ đã bao lần thay vỏ, những vết khắc năm xưa đã không còn nữa nhưng vết khắc tuổi thơ thì vẫn luôn hằn trong tâm trí chúng tôi. Để sau này khi dòng xoáy cuộc đời có cuốn chúng tôi về đâu đi nữa thì những buổi chiều ngang qua cuộc đời sẽ giúp tôi tìm về nguồn cội để biết yêu thương và được yêu thương thật nhiều trong vòng tay ấm áp của gia đình.

(Theo tác giả Vũ Thị Huyền Trang, Ga tàu tuổi thơ, báo Tài hoa trẻ, số 750 ngày 15.02.2012)

* Vũ Thị Huyền Trang là cây bút trẻ viết khỏe nhất với hơn 300 truyện ngắn, 200 tản văn và 100 bài thơ. Cô cũng là người “hăng” gửi bài nhất, kể cả những tờ tạp chí địa phương, tạp chí ngành, vậy nên tần suất bài cô được đăng cũng đáng nể. Phải cố gắng để vượt lên sự mỏi mòn của cái nghèo nơi quê hương, sự khó khăn của những năm tháng theo học đại học, để rồi bằng sự bứt phá, cô đã có thể tự tin sống bằng ngòi bút của mình. Trang viết chủ yếu bằng ký ức của mình. Dòng ký ức tuôn chảy như lúc nào cũng chực chờ vỡ òa, nhất là khi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của một cô gái luôn thấy mình lạc lõng giữa thành phố nhộn nhịp càng thôi thúc cô viết như một cách giải tỏa cảm xúc, để trấn an mình, vỗ về những nỗi hoang mang luôn thường trực trong mình.

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu sau :

Câu 1. Câu chuyện trên được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?

Câu 2. Truyện được kể theo điểm nhìn của nhân vật nào?

Câu 3. Theo văn bản, gia đình của “tôi” gồm có những ai?

Câu 4. Theo văn bản, Từ tình yêu thương đó tôi lớn lên, tôi hiểu ra những điều gì?

Câu 5. Nội dung chính của truyện kể về điều gì?

Câu 6. Theo anh/chị hành độnglấy mảnh trai cứa lên thân cây” thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?

Câu 7. Từ tình cảm của người anh dành cho em gái, anh/chị hãy rút ra bài học ứng xử có ý nghĩa nhất cho bản thân.

Câu 8. Từ nội dung của truyện, anh/chị có suy nghĩ gì về tình cảm gia đình trong đời sống hiện nay? ( Viết đoạn văn khoảng 4 đến 5 dòng)

II. VIẾT (6,0 điểm)

Từ ngữ liệu phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích nghệ thuật tự sự của truyện ngắn “Ga tàu tuổi thơ” của tác giả Vũ Thị Huyền Trang.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

PhầnCâuNội dung
I ĐỌC HIỂU
                       1 Truyện được kể theo ngôi thứ nhất.
2Truyện được kể theo điểm nhìn của nhân vật Tôi.
3Theo văn bản, gia đình “ tôi” gồm có : Bố, mẹ, anh trai, nhân vật tôi , em út
4Theo văn bản, Từ tình yêu thương đó lớn lên, tôi hiểu ra:  Những chuyến đi của bố mẹ có ý nghĩa lớn lao như thế nào, tôi cũng hiểu rằng anh cả là một người anh thật tuyệt vời
5Nội dung chính của truyện:  Những ký ức của “tôi” về gia đình, về những buổi chiều ra ngõ ngóng người thân trở về.
6 Hành độnglấy mảnh trai cứa lên thân cây” thể hiện tâm trạng chờ đợi, nhớ mong bố mẹ của nhân vật.
7Từ tình cảm của người anh dành cho em gái, anh/chị hãy rút ra bài học ứng xử có ý nghĩa nhất cho bản thân: – Tình cảm của người anh: che chở, vỗ về, tha thứ cho em nhỏ – Học sinh tự rút bài học ứng xử cho bản thân: Gợi ý: Phải biết yêu thương, chăm sóc, che chở, nâng đỡ người thân của mình. (Học sinh có thể rút ra bài học ứng xử khác nhau. Tuy nhiên bài học cần hợp lí, tích cực)
8Học sinh trình bày suy nghĩ của bản thân về tình cảm gia đình trong đời sống hiện nay. Gợi ý: – Tình cảm gia đình vô cùng quan trọng đối với mỗi con người. – Nếu con người biết trân trọng, nâng niu tình cảm gia đình thì đó sẽ là chỗ dựa vững chắc nhất trong cuộc sống. – Nếu tình cảm gia đình không được coi trọng, không được vun bồi, xây đắp thì con người sẽ mất đi niềm tin, chỗ dựa… (Học sinh có thể suy nghĩ khác với gợi ý. Tuy nhiên suy nghĩ cần thuyết phục)
II VIẾT
 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận. Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề
 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Phân tích nghệ thuật tự sự của một truyện ngắn hiện đại.
 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:
  * Giới thiệu vấn đề nghị luận: Giới thiệu khái quát về tác giả Vũ Thị Huyền trang, tác phẩm Ga tàu tuổi thơ và vấn đề nghị luận.  * Triển khai vấn đề nghị luận – Tóm tắt câu chuyện. – Phân tích các nghệ thuật tự sự đặc sắc của tác phẩm.   + Chọn ngôi kể thứ nhất: Nhân vật “tôi” mang dáng dấp tác giả, là loại nhân vật vừa khách quan vừa chủ quan; trực tiếp bộc bạch nỗi lòng.    + Điểm nhìn nghệ thuật: từ điểm nhìn của nhân vật Tôi    + Đặt nhân vật rơi vào một tình thế khiến nhân vật giác ngộ (tình huống nhận thức): Bố mẹ mang em út đi chữa bệnh, nhà chỉ còn hai anh em chăm nhau, chiều chiều ra ngõ ngóng bố mẹ, bị lũ trẻ con trong xóm trêu chọc, anh cõng em đi tìm bố mẹ, anh đã là cái “ nóc nhà” để che chở, vỗ về và tha thứ cho bầy em bé nhỏ của mình.    + Cốt truyện đơn giản kể về những chuyến đi của bố mẹ và những buổi chiều ra ngõ ngóng trông người thân trở về , văn phong nhẹ nhàng mà thấm thía     + Ngôn từ giản dị, hiện đại, mang đậm hơi thở cuộc sống – Đánh giá:  + Đánh giá về các phương diện nghệ thuật trong việc góp phần làm nên vẻ đẹp của tác phẩm:  câu chuyện kể về những ký ức tuổi thơ đã khắc sâu trong tâm trí của nhân vật tôi; thông qua những ký ức đó, hiểu được tình cảm các thành viên trong gia đình dành cho nhau; ngợi ca tình cảm gia đình, tầm quan trọng của gia đình.   + Đánh giá về tài năng và phong cách của nhà văn: Nghệ thuật tự sự của truyện ngắn đã góp phần tô đậm nét riêng trong phong cách nghệ thuật của nhà văn Vũ Thị Huyền Trang.
 d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
 e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Đề 24 :

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

     Đọc văn bản:

HẠT GỬI MÙA SAU

(Nguyễn Ngọc Tư)

Ông già như lật tung cái nhà lên. Ông chui xuống gầm giường, ông thò đầu vào lục lọi trong tủ chén. Đầu vướng đầy mạng nhện, ông cằn nhằn cử nhử, rõ ràng, mình cất ở đây, sao bây giờ nó mất biệt rồi, kỳ quá, kỳ quá. Tụi nhỏ cũng chạy lại, nghiêng chỗ này, ngó chỗ kia, cũng nói lạ quá trời, tự nhiên mất vậy cà. Nói, mà sợ tím ruột bầm gan, vì cái vật mà ông già muốn tìm tụi nhỏ đã cương quyết giấu biệt rồi.

Ai mà biết ông già coi trọng mớ bông vạn thọ, mồng gà khô đó dữ vậy, tụi nhỏ chống chế. Nhưng rõ ràng, tụi nhỏ biết. Sống chung một nhà, làm gì mà không rõ mỗi lần chim én bay hấp háy, đậu trên đám chà dưới mé sông, ông già lại đi lật lịch thăm chừng. Một tháng trước Tết, ông vác cuốc ra sân, tụi nhỏ dù muốn dù không cũng phải vác cuốc đi theo, xới nhừ mảnh sân trước nhà, lụi hụi tưới nước cho mềm xốp lại. Ông già đi lục lọi mớ bông để giống từ Tết năm ngoái, rải hạt. Kế Tết, lúc ông già đứng tỉa lại hàng bông bụp, bông lồng đèn thì bông vạn thọ, mồng gà, sao nhái đã nở rực cả vạt sân. Bông móng tay thấy thân phận nhợt nhạt của mình, nép thành một hàng dài dọc đường đi. Nghỉ tay, ông đứng chống nạnh, khoan khoái đứng ngắm bông, hết đứng gần rồi lại lùi ra, cười khà khà khà, khoái trá.

Với ông, Tết mà không trồng bông thì mất vui đi. Dù cực, dù ngày mấy lượt khệ nệ xách thùng đi tưới. Có cho đi, thì mới nhận lại, thử hỏi, ba ngày Tết, ngồi khề khà mấy ly trà, ngó ra cái sân vàng rực mênh mông, bông chật ních con mắt, có sướng không? Sướng! Vì vậy mà khi trời bắt đầu trở chướng, ông già thì trở… chứng, không chịu ở trong nhà. Suốt ngày tha thẩn ngoài sân, sửa sang, uốn lại mấy bụi chùm rụm, tỉa hai cây sộp, chăm sóc đám bông… Ông gọi là bông thì tụi nhỏ không được gọi hoa, ông nói hoa là hoa hồng hoa huệ gì đó, còn mồng gà, vạn thọ hay sao nhái thì phải kêu bằng bông, cũng như núm mối mà cứ học đòi nấm mối, cái thứ dân dã, mọc vườn hoang phải kêu sao cho dân dã, dễ nghe…

Đám trẻ tịt ngòi. Tụi nó thấy đám bông đúng là mang rắc rối tới cho tụi nó. Mấy bữa ông đi đám giỗ xa, về nhà, thấy bông héo, ông rầy tụi nó cả buổi. Mà, tụi nhỏ thấy bông cũng có ích lợi gì lắm đâu, ừ, có bông thì nhà sẽ đẹp mấy ngày Tết, nhưng mắc công. Sau Tết, bông tàn, lại phải chọn những bông lớn nhất, đẹp nhất, già nhất đem phơi khô, lại phải nhổ bỏ đám cây rụi lá, dọn dẹp cho sạch, chuẩn bị sân phơi lúa. Tụi nhỏ nghĩ, đẹp, mà không ăn được, thì cũng phí.

Một phần, tụi nhỏ thương ông già, cứ lụi hụi cho cực thân. Ba năm rồi, đất nhiễm mặn, tan hoang, trồng bông cũng không nước tưới. Ngày xưa còn bờ dừa còn liếp chuối, bông trên sân phối hợp với cảnh chung quanh, giờ cây cỏ đìu hiu, cái màu vàng rực lên của sao nhái, vạn thọ càng làm khó chịu, chói gắt con mắt. Một bữa dọn dẹp ổ mối trong tủ, tụi nhỏ lén đem cái gói bông khô giấu trên giàn củi. Và ông già tìm kiếm trong tuyệt vọng.

Không thể tưởng tượng được, Tết này lại không có bông, ông già rầu rĩ, nằm gác tay lên trán. Ngày dài, nằm chán, ông già ra đằng trước, nhìn cái sân chang chang nắng, thở dài ứ hự, mắt hoang vắng, thất thần. Tụi nhỏ đã dự tính trước, ông già sẽ buồn, nhưng nghĩ nỗi buồn qua mau, mai mốt ông quên tuốt. Nhưng ngó bộ dạng ông vẫn long đong tìm kiếm, tụi nó hoảng hồn, Tết sau, sau nữa, ông cũng sẽ nhớ hoài mùa bông cũ. Tụi nhỏ nhận ra, ông già trồng bông không hẳn vì chúng đẹp (bởi thật ra chúng đâu có đẹp, thậm chí, bông vạn thọ hôi rình), trồng để thấy tuổi xế bóng còn làm được việc thần kỳ, còn có thể vun đắp sự sống từ bàn tay cứng quèo, gân guốc, trồng bông để nhớ cái thời sạ lúa trên đồng, và bông như một món quà Tết duy nhất ông có thể làm cho con cháu.

Bữa sau, ông tìm được gói bông khô trên cái gióng cá khô treo đầu bếp. Ông mừng quýnh, nói kỳ quá, kỳ quá, tao kiếm ở đây nát hết mà không thấy, vậy mà bây giờ tự nhiên nằm chình ình, y như ma giấu. Tụi nhỏ ngó nhau cười cười, mếu mếu.

Lại phải phụ ông già cuốc đất, lại gieo, lại đeo cây nước bơm từng thùng đem tưới. Bông lại nở rực trước sân nhà. Và Tết tàn, ông già lại nâng niu đi hái từng bông hoa héo khô, rũ cánh, giữ hạt cho mùa sau. Nghe như một người tàn và bông hoa tàn đang hát thầm bài ca cuộc sống.

Tụi nhỏ ngậm ngùi, ông già dường như làm điều gì lớn lao hơn là giữ hạt. Giữ cho tụi nhỏ không xuề xòa, lười biếng (bệnh này đang lan nhanh dữ dội từ hồi chuyển sang làm vuông nuôi tôm). Giữ một nếp nhà, giữ phong tục cũ…

Giữ cho cái sân bông rực rỡ, lung linh trong ký ức của những đứa trẻ xa nhà…

Chú thích:

1. Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại Đầm Dơi, Cà Mau. Là nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam. Với niềm đam mê viết lách, chị miệt mài viết như một cách giải tỏa và thể nghiệm, chị biết rằng chị muốn viết về những điều gần gũi nhất xung quanh cuộc sống của mình. Giọng văn chị đậm chất Nam Bộ, là giọng kể mềm mại mà sâu cay về những cuộc đời éo le, những số phận chìm nổi. Cái chất miền quê sông nước ngấm vào các tác phẩm, thấm đẫm cái tình của làng, của đất, của những con người chân chất hồn hậu nhưng ít nhiều gặp những bất hạnh. Chị đã nhận giải Nhất cuộc thi Văn học tuổi 20 của NXB Trẻ, trở thành tâm điểm của sự hy vọng vào một nền văn trẻ đương đại. Tập truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” của chị gây được tiếng vang lớn, nhận được nhiều giải thưởng cũng như chuyển thể thành kịch, phim điện ảnh.

2. Truyện ngắn “Hạt gửi mùa sau” tiêu biểu cho vẻ đẹp của con người Nam Bộ chân chất, thật thà, giàu tình cảm.

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 1. Xác định ngôi kể và người kể chuyện trong văn bản?

Câu 2. Lí do quan trọng nhất khiến nhân vật ông già luôn thích gieo bông vào khoảng thời gian một tháng trước Tết là gì?

Câu 3. Tâm trạng của “ông già” khi không tìm thấy mớ bông hạt giống?

Câu 4. Vì sao tụi nhỏ lại giấu gói bông hạt giống của ông già?

Câu 5. Nhan đề “Hạt gửi mùa sau” có ý nghĩa gì?

Câu 6. Câu văn:Ông gọi là bông thì tụi nhỏ không được gọi hoa, ông nói hoa là hoa hồng hoa huệ gì đó, còn mồng gà, vạn thọ hay sao nhái thì phải kêu bằng bông, cũng như núm mối mà cứ học đòi nấm mối, cái thứ dân dã, mọc vườn hoang phải kêu sao cho dân dã, dễ nghe nói lên tập quán nào của người Việt?có gì đặc biệt?

Câu 7. Nêu ngắn gọn nội dung chính của văn bản.

Câu 8. Anh/chị có cảm nhận như thế nào trước hành động trồng bông của ông già?

Câu 9. Thông điệp nào trong văn bản có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao?

II. VIẾT (4.0 điểm)

 Qua tác phẩm Hạt gửi mùa sau của Nguyễn Ngọc Tư trong phần Đọc hiểu, ta thấy được một số vấn đề đáng bàn luận như tình cảm gia đình, giáo dục về tinh thần lao động,.….Anh/chị hãy bàn luận về một vấn đề mà mình quan tâm nhất từ tác phẩm.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

PhầnCâuNội dung
I ĐỌC HIỂU
 1Ngôi thứ ba, người kể chuyện toàn tri
2Để giữ cho tụi nhỏ không xuề xòa, lười biếng; giữ một nếp nhà, giữ phong tục cũ
3Rầu rĩ, thất thần
4Vì thương ông già vất vả, cứ lụi hụi cho cực thân
5Giữ lại hạt để mùa sau gieo trồng Giữ lại những gì tốt đẹp nhất cho thế hệ sau Giáo dục thế hệ sau gìn giữ và phát triển những giá trị tốt đẹp mà thế hệ trước để lại
6Sử dụng từ địa phương
7– Truyện kể về nhân vật chính là ông già, ông rất thích trồng bông vào những ngày gần tết. – Con cháu thương ông nên đem giấu hạt giống đi, ông già tìm không thấy nên rầu rĩ, thất thần. – Cuối cùng, con cháu cũng hiểu ông gieo hạt bông để thể hiện tình cảm của mình ở đó cho con cháu, cũng là cách để dạy bảo con cháu về việc gìn giữ những nét đẹp của thế hệ trước để lại.
8HS trả lời theo nhiều cách. Sau đây là định hướng: Ông già là một người rất chăm chỉ, cần mẫn, yêu hoa. – Ý nghĩa của hành động: không chỉ thể hiện tình yêu hoa của ông già, trồng hoa để làm đẹp trong ngày tết mà còn mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc: ươm mầm những điều tốt đẹp cho đời sau; giáo dục tụi trẻ về tinh thần lao động, duy trì nếp nhà cũng như những phong tục lâu đời, tốt đẹp của cha ông.
9HS trả lời thông điệp theo nhiều cách. Sau đây là gợi ý: – Trân trọng tình cảm gia đình – Biết giữ gìn và phát huy những vẻ đẹp của thế hệ ông cha để lại – Yêu lao động… Lí giải hợp lí đều có thể cho điểm.
II VIẾT
 Qua tác phẩm Hạt gửi mùa sau của Nguyễn Ngọc Tư trong phần Đọc hiểu, ta thấy được một số vấn đề đáng bàn luận như tình cảm gia đình, giáo dục về tinh thần lao động, duy trì nếp nhà cũng như những phong tục lâu đời, tốt đẹp của cha ông.….Anh/chị hãy bàn luận về một vấn đề mà mình quan tâm nhất từ tác phẩm.
 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề
 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Anh/chị hãy bàn luận về một vấn đề mà mình quan tâm nhất từ tác phẩm.
 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:
 Sau đây là một số gợi ý: I. MỞ BÀI – Giới thiệu truyện kể: “Hạt gửi mùa sau” là một trong những truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. – Dẫn dắt vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm. II. THÂN BÀI * Phần 1: Trong tác phẩm a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm. b. Giới thiệu vấn đề xã hội trong tác phẩm c. Giải thích vấn đề xã hội trong tác phẩm d. Biểu hiện của vấn đề trong tác phẩm e. Ý nghĩa của vấn đề trong tác phẩm. * Phần 2: Trong đời sống (trọng tâm) a. Sự cần thiết của vấn đề trong đời sống b. Biểu hiện cụ thể của vấn đề trong đời sống c. Ý nghĩa của vấn đề trong đời sống d. Phản đề e. Bài học nhận thức và hành động: KẾT BÀI: Phần kết bài có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá vấn đề đặt ra ở mở bài và đã giải quyết ở thân bài, góp phần tạo tính hoàn chỉnh, trọn vẹn cho bài văn.
 d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
 e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

TRUYỆN THƠ NÔM

Đề 1:

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

KHUN LÚA – NÁNG ỦA (CHÀNG LÚA – NÀNG ỦA)

(Truyện thơ dân tộc Thái)

(Trích)

Nàng rời chàng buồn đau theo mẹ Đường về quê vắng vẻ quạnh buồn Vời trông nào thấy người thương   240-Trời âm thầm tỏa màn sương mịt mùng Vào cánh rừng trông chừng xa khuất Nàng như cuồng ngã vật nằm queo Bà Nàng cuống sợ nhào theo Ôm con nhớn nhác giữa đèo nhờ ai ?   245-Nhờ chim Én cánh dài tìm Lú Kể ngọn ngành, Chàng sợ đi ngay Đây rồi Chàng gọi, Chàng lay -Hỡi ôi, Vía Ủa có hay chăng về Anh đây mà, dậy đi Em hỡi   250-Ngượi vợ yêu anh đợi anh mong “Hà hơi” Chàng bế Chàng bồng Giật mình choàng tỉnh Nàng bừng cơn mê -Anh yêu quí , chết đi cho khuất Sống chia lìa, lay lắt anh ơi !  255-Van Nàng, Mẹ mới nên lời : -Sợ Cha bắt “chém” cả đôi chẳng nề ! Khun Lú mới vỗ về Nàng Ủa : Gắng hãy về chớ quá buồn đau Mặc cho kẻ lượn bên rào   260-Có trời chứng giám ta nào phụ nhau ! Nàng về những âu sầu buồn bã Nước mắt thì lã chã kêu gào Người Cha sôi giận tuôn trào – Hễ mày còn bướng thì tao chặt đầu!   265 – Vừa lúc Tạo thăm Dâu đã đến Mẹ mắng con, im ỉm trong buồng Nàng Ủa xinh đẹp ngậm buồn Khóc thương Chàng Lú chẳng còn thiết chi.   (Bản diễn Nôm “Khun Lú – Náng Ủa” của Nguyễn Khôi dài 452 câu thơ đã được Nhà xuất bản Văn Hóa Dân Tộc in và phát hành 1100 cuốn, tại Hà Nội tháng 9 – 1997)

Chú thích:

(Tóm tắt tác phẩm: Tích truyện cổ Chàng Lú – nàng Ủa có ở các dân tộc Kháng (Xá), Khơ Mú, Thái,… Chàng Lú và nàng Ủa yêu nhau tha thiết từ nhỏ. Lớn lên, Ủa bị cha mẹ ép gả cho một tù trưởng có thế lực. Cả hai cùng tự vẫn, kiện lên đến Trời. Nhưng chính Trời lại là người chủ mưu trong mọi chuyện. Họ bị đày thành hai ngôi sao (sao Khun Lú và sao Nàng Ủa), mỗi ngôi sao đứng một góc trời, mãi mãi trông đợi nhau mà không được gần nhau.

Tích khác: Câu chuyện duyên trời, tình đất thiếu đạo lý, chia lìa đôi lứa vì ép duyên, nên họ rủ nhau quyên sinh (chết) lên Mường Trời, mong được xum họp; nào ngờ Then (Trời) háo sắc lại tranh Vợ lấy làm tỳ thiếp, nạt Chồng làm oan hồn lẩn khuất trong không gian; chưa thôi, Then (Trời) lại bắt họ trở thành 2 ngôi sao Khun Lú – Náng Ủa (Sao Hôm- Sao Mai) chỉ cho nhìn nhau mà không được gặp.

Đoạn trích: Lú – Ủa không thể đến được với nhau và tâm trạng của nàng Ủa đang theo mẹ về nhà)

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Đặc điểm của truyện thơ trong văn bản trên là gì?

Câu 2. Tâm trạng của cô gái trong đoạn truyện thơ trên như thế nào? 

Câu 3. Đoạn thoại sau thể hiện nội dung gì:  

Giật mình choàng tỉnh Nàng bừng cơn mê

– Anh yêu quí, chết đi cho khuất

Sống chia lìa, lay lắt anh ơi!

Câu 4. Người cha thể hiện sự ngăn cấm quyết liệt cuộc hôn nhân của Nàng Ủa Chàng Lú như thế nào?

Câu 5. Tâm trạng của chàng trai thể hiện qua câu thơ sau là gì?

  • Hỡi ôi, Vía Ủa có hay chăng về

Anh đây mà, dậy đi Em hỡi

250 – Ngượi vợ yêu anh đợi anh mong

“Hà hơi” Chàng bế Chàng bồng

Câu 6. Những hành động nào trong đoạn thơ cho thấy được tình cảm của chàng Lú dành cho nàng Ủa?

Câu 7. Theo kết cấu của truyện thơ dân gian, đoạn trích trên nằm ở phần nào?

Câu 8. Cảm nhận của em về tâm trạng của nàng Ủa qua đoạn thơ 

Nàng rời chàng buồn đau theo mẹ

Đường về quê vắng vẻ quạnh buồn

Vời trông nào thấy người thương

…..

Nàng như cuồng ngã vật nằm queo

….

Nàng về những âu sầu buồn bã

Nước mắt thì lã chã kêu gào

Người Cha sôi giận tuôn trào

– Hễ mày còn bướng thì tao chặt đầu!

265 – Vừa lúc Tạo thăm Dâu đã đến

Mẹ mắng con, im ỉm trong buồng

Nàng Ủa xinh đẹp ngậm buồn

Khóc thương Chàng Lú chẳng còn thiết chi.

Câu 9. Mặc dù cũng đau đớn buồn khổ như nàng Ủa nhưng chàng Lú vẫn khuyên nàng Ủa trở về và đừng quá buồn đau. Theo em, vì sao lại như vậy?   

Câu 10. Bằng đoạn văn khoảng 10 câu, em hãy phân tích và cảm nhận tình cảm của chàng Lú và nàng Ủa trong đoạn trích trên.

II. VIẾT (4.0 điểm)

Viết bài văn khoảng 2/3 trang giấy từ nội dung đoạn trích trên, em hãy bàn luận về: Ý nghĩa của một tình yêu son sắt, thủy chung đối với mỗi người 

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

PhầnCâuNội dung
I ĐỌC HIỂU
 1Có sự việc, cốt truyện, nhân vật và được kể bằng văn vần
2Buồn đau khổ sở, âu sầu, nước mắt lã chã rơi khi không thể ở bên cạnh người mình yêu
3Nàng Ủa gửi lời tới chàng Lú thà rằng mình chết đi còn phải chịu cảnh sống chia lìa, lay lắt
4Người cha dọa sẽ chặt đầu nếu không nghe lời
5Xót xa, lo lắng, đầy yêu thương gọi nàng Ủa tỉnh dậy
6Sợ đi tìm ngay, chàng gọi, chàng lay, vỗ về nàng, khuyên nhủ nàng chớ quá buồn đau
7Bị gia đình ngăn cấm, đôi lứa chia lìa
8– Tâm trạng buồn khổ, đau đớn của cô gái khi không thể ở bên người mình yêu Liệt kê một số biểu hiện: Đường về quê vắng vẻ quạnh buồn Vời trông nào thấy người thương Nàng về những âu sầu buồn bã Nước mắt thì lã chã kêu gào Nàng Ủa xinh đẹp ngậm buồn Khóc thương Chàng Lú chẳng còn thiết chi.
9HS trình bày các lí do tuy nhiên có thể nhắc đến lí do: Chàng Lú không muốn làm khó người mình yêu, khuyên nàng về để tránh cho cha nàng tức giận, dù có thể nào thì vẫn luôn yêu và hết lòng thủy chung với nàng Ủa
10HS nêu được cảm nhận về tình cảm son sắt, bền chặt của Nàng Ủa – Chàng Lú + Đau đớn, sầu khổ, khóc nước mắt lã chã khi chẳng thể cạnh người mình yêu + Chàng Lú đau đớn, có những cử chi quan tâm, chăm sóc nàng Ủa, khuyên nhủ nàng, không để nàng khó xử + Khẳng định tình yêu đôi lứa có trời đất chứng giám +… 
II VIẾT
 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận bàn về một vấn đề được rút ra từ tác phẩm văn học  
 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của một tình yêu son sắt, thủy chung đối với mỗi người 
 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được về tác phẩm, tiến hành phân tích giá trị về nghệ thuật và giá trị về nội dung Sau đây là một hướng gợi ý:Giới thiệu chung về tác phẩm – Chỉ ra nội dung chính của đoạn trích và chi tiết thể hiện được vấn đề được bàn luận: Tình yêu son sắt thủy chung của nàng Ủa – chàng Lú   + Bàn luận về vấn đề: Định nghĩa: Chung thủy nghĩa là sự son sắc một lòng trong mọi hoàn cảnh, dù gặp nhiều khó khăn, thử thách hay đựoc sống hạnh phúc ta vẫn không thay lòng đổi dạ.Giá trị của lòng thủy chung, son sắt với mỗi người (biểu hiện – chứng minh): Nó chính là chất keo gắn dính con người lại với nhau. Như trong mối quan hệ vợ chồng lòng chung thủy sẽ giúp gia đình bạn hạnh phúc. Trong tình bạn nếu có lòng thủy chung thì chắc hẳn tìnhbạn sẽ được kéo dài và bền vững hơn bao giờ hết. Con người muốn có muốn quan hệ lâu bền thì phải dùng trái tim để đối đáp với nhau. Lòng chung thủy chính là một thước đo của phẩm chất. Một con người có lòng chung thủy sẽ được mọi người xung quanh yêu mến và kính trọng.  Liên hệ bản thân
 d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
 e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

Đề 8:

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

[…]

Cho gươm mời đến Thúc Lang,

Mặt như chàm đổ, mình dường dẽ run(1).

Nàng rằng: “Nghĩa trọng nghìn non,

Lâm Tri người cũ, chàng còn nhớ không?

Sâm, Thương(2) chẳng vẹn chữ tòng,

Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân?

Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân.

Tạ lòng dễ xứng, báo ân gọi là.

Vợ chàng quỷ quái, tinh ma,

Phen này kẻ cắp, bà già gặp nhau!

Kiến bò miệng chén chưa lâu,

Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa.”

[…]

Thoạt trông, nàng đã chào thưa:

“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!

Đàn bà dễ có mấy tay,

Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan!

Dễ dàng là thói hồng nhan,

Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều!

Hoạn Thư hồn lạc, phách xiêu,

Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.

Rằng: “Tôi chút dạ đàn bà,

Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.

Nghĩ cho khi các(3) viết kinh,

Với khi khỏi cửa, dứt tình chẳng theo.

Lòng riêng, riêng cũng kính yêu,

Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai!

Trót lòng gây việc chông gai,

Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng!”.

Khen cho: “Thật đã nên rằng,

Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời.

Tha ra thì cũng may đời,

Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.

Đã lòng tri quá(4) thời nên”.

Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay…

                                             (Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, NXB Văn học, 2018)

      Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở cuối phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc). Sau khi chịu bao đau khổ, tủi nhục, đọa đày, Thúy Kiều được Từ Hải cứu thoát khỏi lầu xanh và giúp nàng đền ơn trả oán. Đây là đoạn trích tả cảnh Thúy Kiều báo ân báo oán.

  • Dẽ run: người run lên như chim dẽ (có khi viết là giẽ hoặc rẽ), vì chim dẽ có cái đuôi luôn phay phảy như run.
  • Sâm, Thương: sao Sâm và sao Thương, sao này mọc thì sao kia lặn, vì vậy thường dùng để so sánh với tình cảnh chia cách không bao giờ có thể gặp mặt.
  • Gác Quan Âm ở nhà Hoạn Thư, nơi Hoạn Thư để cho Kiều ra đó viết kinh.
  • Tri quá: biết lỗi.

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2: Trong câu thơ: “Cho gươm mời đến Thúc Lang”, Thúc Lang ở đây là ai?

Câu 3: Câu thơ: “Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay” là lời của ai?

Câu 4: Anh/chị hiểu như thế nào về câu: “Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều” ?

Câu 5: Câu thơ: “Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai!”gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì về số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa?

Câu 6: Qua lời nói và hành động của Kiều với Thúc Sinh, anh/chị thấy Kiều là người như thế nào?

Câu 7: Nhận xét về những lí lẽ mà Hoạn Thư đưa ra trong màn đối đáp với Thúy Kiều.

Câu 8: Anh/chị có đồng tình với hành động “tha bổng” Hoạn Thư của Thúy Kiều hay không? Vì sao?                                                                        

II. VIẾT (4.0 điểm)

Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận về lòng khoan dung.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

PhầnCâuNội dung
I ĐỌC HIỂU
                       1Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là: biểu cảm.
2Trong câu thơ: “Cho gươm mời đến Thúc Lang”, Thúc Lang ở đây là: Thúc Sinh.
3Câu thơ: “Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay” là lời của người kể chuyện trong truyện thơ.
4Câu thơ “Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều” được hiểu là: Những người ghê gớm, tinh ranh, làm điều ác sẽ nhận lấy điều không hay.
5Câu thơ: “Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai!” nói lên số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa:      + Họ phải sống trong xã hội nam quyền, trọng nam khinh nữ.      + Họ phải chịu cảnh lấy chồng chung nên hạnh phúc không trọn vẹn, chịu nhiều éo le, ngang trái trong tình duyên.
6– Lời nói và hành động của Thúy Kiều với Thúc Sinh: + Lời nói: gọi Thúc Sinh là “người cũ”, “cố nhân”; Kiều cũng nhắc đến các khái niệm đạo đức phong kiến như chữ nghĩa”, ”tòng”, ”phụ”.  + Hành động: đem “Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân” để tặng Thúc Sinh. – Qua lời nói và hành động của Kiều với Thúc Sinh, ta thấy Kiều là một người nhân hậu, trọng tình, trọng nghĩa.
7– Những lí lẽ của Hoạn Thư: (0.5 điểm)       Hoạn Thư khôn khéo đưa Kiều từ vị thế đối lập trở thành người đồng cảnh, cùng chung “chút phận đàn bà”. Nếu Hoạn Thư có tội thì cũng là do tâm lí chung của giới nữ: “Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai”. Từ “tội nhân”, Hoạn Thư đã lập luận để mình trở thành “nạn nhân” của chế độ đa thê. – Nhận xét: Lí lẽ của Hoạn Thư có lí có tình, rất khôn khéo, khiến Kiều phải khó xử. Đặc biệt là câu hỏi: “Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng!” vừa để tôn, đề cao Thúy Kiều là “lượng bể” khiến Thúy Kiều phải “thương bài nào chăng” là rất cao tay. (0.5 điểm)
8– HS nêu được quan điểm của mình. 0,25 điểm – Lí giải được quan điểm: nội dung lí giải đảm bảo tính logic, thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. 0,25 điểm   Dưới đây là một số định hướng: + Nếu đồng tình với hành động của Thúy Kiều thì có thể lí giải: do lí lẽ mà Hoạn Thư đưa ra khá thuyết phục; hành động tha bổng Hoạn Thư xuất phát từ  tấm lòng vị tha bao dung của Kiều, phù hợp với hình tượng Kiều mà Nguyễn Du xây dựng từ đầu tác phẩm. Hành động của Kiều cũng phù hợp với quan niệm độ lượng của nhân dân Đánh người chạy đi, không ai đánh người chạy lại”. + Nếu không đồng tình với hành động của Kiều thì có thể lí giải: do Hoạn Thư đã gây ra nhiều khổ đau, bất hạnh cho Kiều nên việc Kiều báo thù cũng là điều dễ hiểu, phù hợp với quan niệm của nhân dân từ xưa đến nay “ác giả ác báo”,…
II VIẾT
  a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội
  b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một hướng gợi ý: – Khoan dung: Là thái độ sống, lẽ sống cao đẹp, là phẩm chất, đức tính tốt đẹp của con người mà ở đó con người có sự tha thứ, sự rộng lượng đối với người khác, nhất là những người gây ra đau khổ cho mình… – Biểu hiện: Khoan dung trước hết là cách đối xử độ lượng, là biết hi sinh, nhường nhịn, không chấp chiếm đối với người khác; là cách hành xử cao thượng, khoan dung, là tha thứ cho những khuyết điểm, những lỗi lầm mà người khác gây ra cho mình hoặc xã hội…(dẫn chứng). – Vai trò: Cần phải khoan dung vì đó là một phẩm chất cao đẹp, một cách ứng xử cao thượng cần được thực hiện, ngợi ca, vì đã là con người thì “vô nhân thập toàn” nên cần phải được đối xử rộng lượng và nhân văn. – Người sống khoan dung sẽ được mọi người yêu mến, quý trọng… – Khoan dung giúp con người sống thanh thản, tận hưởng cuộc sống có ý nghĩa hơn! – Bàn luận: + Khoan dung không có nghĩa là bao che, dung túng cho những việc làm sai trái. + Nếu sống không khoan dung con người sẽ nặng trĩu sự thù hận, ghen ghét… + Để sống khoan dung con người cần có nhận thức đúng đắn, sự giáo dục, bản lĩnh… + Ngày nay, vẫn có những người ích kỉ, sống thờ ơ, lạnh nhạt, thiếu đi sự thứ tha, khoan dung…chúng ta cần thức tỉnh họ. – Liên hệ bản thân: nhận thức và hành động. Hướng dẫn chấm: + HS viết đầy đủ, sâu sắc: 2,25 điểm – 2,5 điểm + HS viết đầy đủ nhưng có một vài ý chưa sâu sắc hoặc chưa thật thuyết phục, đầy đủ: 1,5 điểm – 2,0 điểm. + HS viết được ½ số ý: 1,0 điểm – 1,25 điểm + Viết sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm (Giáo viên chấm có thể quy về thang điểm 10 để đánh giá đúng lực của học sinh: Xuất sắc, Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém).
  d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn ngữ nghĩa, chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
  e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng, cách diễn dạt sáng tạo, độc đáo, văn phong trôi chảy.

Đề 16:

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Mười ngày đã tới ải Đồng,

Minh mông(1) biển rộng đùng đùng sóng xao.

Đêm nay chẳng biết đêm nào,

Bóng trăng vằng vặc bóng sao mờ mờ.

Trên trời lặng lẽ như tờ,

Nguyệt Nga nhớ nỗi tóc tơ chẳng tròn.

Than rằng: “Nọ nước kìa non,

Cảnh thời thấy đó, người còn về đâu?”

Quân hầu đều đã ngủ lâu,

Lén ra mở bức rèm châu một mình:

“Vắng người có bóng trăng thanh,

Trăm năm xin gửi chút tình lại đây.

Vân Tiên anh hỡi có hay?

Thiếp nguyền một tấm lòng ngay với chàng”.

Than rồi lấy tượng vai mang,

Nhắm dòng nước chảy vội vàng nhảy ngay.

                (Trích Truyện Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu, trong Nguyễn Đình Chiểu toàn tập, tập I, NXB Đại học và THCN, Hà Nội, 1980)

Chú thích:

(1) Minh mông: mênh mông (phát âm theo tiếng miền Nam)

Bối cảnh đoạn trích: Kiều Nguyệt Nga được Lục Vân Tiên cứu khỏi đám cướp đã đem lòng yêu mến, tự nguyện gắn bó suốt đời với Vân Tiên… Nghe tin Vân Tiên đã chết, Kiều Nguyệt Nga thề sẽ thủ tiết suốt đời. Thái sư đương triều hỏi nàng cho con trai không được, đem lòng oán thù, tâu vua bắt Kiều Nguyệt Nga đi cống giặc Ô Qua.

Đoạn trích trên ghi lại tâm trạng của Kiều Nguyệt Nga trên đường đi cống giặc Ô Qua.

Trả lời các câu hỏi:

Câu 1 (0.5 điểm). Xác định thể thơ của đoạn trích trên.

Câu 2 (0.5 điểm). Xác định thời gian được miêu tả trong đoạn trích.

Câu 3 (0.5 điểm). Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 4 (1.0 điểm). Hai câu thơ Than rằng: “Nọ nước kìa non/ Cảnh thời thấy đó, người còn về đâu?” cho thấy tâm sự gì của Kiều Nguyệt Nga?

Câu 5 (1.0 điểm). Bút pháp nghệ thuật được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích là gì?

Câu 6 (1.0 điểm). Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả không gian nơi mà Kiều Nguyệt Nga đang ở và nêu ý nghĩa, tác dụng của những từ ngữ, hình ảnh ấy?

Câu 7 (1.0 điểm). Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của Kiều Nguyệt Nga qua đoạn trích.

Câu 8 (0.5 điểm). Qua nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích, em có suy nghĩ gì về thân phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày quan điểm của bản thân về sự cần thiết của việc đọc sách đối với giới trẻ.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

PhầnCâuNội dung
I ĐỌC HIỂU
                       1Thể thơ: lục bát
2Thời gian: đêm khuya/ ban đêm
3Các từ láy xuất hiện trong đoạn trích: mờ mờ, lặng lẽ, minh mông, đùng đùng, vội vàng. 
4Tâm sự của Kiều Nguyệt Nga qua hai câu thơ: Than rằng: “Nọ nước kìa non/ Cảnh thời thấy đó, người còn về đâu?”: Nỗi niềm tự thương bản thân, rồi nay không biết tương lai sẽ về đâu.
5Bút pháp nghệ thuật của đoạn trích: Tâm trạng của nhân vật chủ yếu được thể hiện qua bút pháp tả cảnh ngụ tình.
6Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả không gian nơi mà Kiều Nguyệt Nga đang ở: Minh mông(1) biển rộng, Bóng trăng vằng vặc, bóng sao mờ mờ, trời lặng lẽ như tờ, bóng trăng thanh.Ý nghĩa, tác dụng:  Gợi không gian đêm yên tĩnh, vắng lặng đến mênh mông, ánh trăng sáng vằng vặc như soi tỏ nỗi buồn, nỗi cô đơn và tấm lòng chung thủy của Nguyệt Nga.
7Vẻ đẹp tâm hồn của Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích: đó là người con gái trọng tình nghĩa, son sắt, thủy chung và tiết hạnh, thà chết để “thủ tiết” với người cô yêu. Đó là tâm hồn cao quý, đáng ngợi ca.
8Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến: -Họ là những người phụ nữ đức hạnh, đẹp người đẹp nết nhưng số phận chịu nhiều bất hạnh trong xã hội phong kiến. – Họ không được quyền làm chủ hạnh phúc của đời mình, bị xã hội phong kiến chà đạp về nhân phẩm, danh dự,… – Họ là nạn nhân của những quan niệm phong kiến lạc hậu, khắt khe: trọng nam khinh nữ, tam tòng tứ đức.
II Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b.Xác định đúng yêu cầu của đề: Quan điểm của bản thân về sự cần thiết của việc đọc sách với giới trẻ.                                                     
Triển khai vấn đề thành các luận điểm HS có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng trên cơ sở đảm bảo những yêu cầu sau: *Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. * Thân bài: HS có thể nêu những quan điểm khác nhau nhưng cần đảm bảo một số ý sau – Việc đọc sách là vô cùng quan trọng, nó cung cấp kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đôi khi chưa được trải qua trong thực tế và học tập, cũng là một cách giải trí tích cực của con người. -Đọc sách tập cho giới trẻ tính kiên nhẫn, phát triển tư duy, cảm xúc, tránh xa sự cám dỗ của các thiết bị điện tử. -Cần lựa chọn loại sách phù hợp với nhu cầu, độ tuổi. -Nêu được một dẫn chứng phù hợp về người đọc sách trong đời sống mà học sinh biết *Kết bài: Nêu những bài học cho bản thân từ vấn đề cần nghị luận.
d.Chính tả, ngữ pháp, từ ngữ
  e.Sáng tạo: thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

Đề 13:

I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Nàng đương rầu rĩ mặt hoa
Tiếng đàn lừng lẫy như là oán ân;
Khác nào như kẻ phùng xuân
Cười cười, nói nói trước sau trình bày:
Rằng: Đàn ai gẩy đâu đây?
Xin cha đòi lại ngày rày cho con!
Viện vương nghe nói, phút cười
Trong lòng hớn hở mừng vui nào tày.
Rằng: Từ phải nạn đến nay
Làm sao con cứ chẳng hay nói mà?
Làm cho chua xót lòng cha
Cầu trời khấn phật kể đà hết hơi.
Hay là nghe tiếng đàn người
Thì con phải nói khúc nhôi cha tường.
[…….]
Còn xa, chưa tỏ mặt nàng
Đến gần, công chúa thấy chàng mừng vui:
Kể từ gắn bó kết đôi
Đến nay tôi những ngậm ngùi toan lo.
Lòng tôi trăm mối tơ vò
Nghĩ rằng xa cách Việt, Hồ đôi nơi.
Nhân sao anh được tái hồi
Sự tình xin tỏ khúc nhôi vân mòng?
Chàng đương nghĩ ngợi, nói cùng:
Hãy khoan, xin kể vân mòng cho hay.
[……..] Chẳng ngờ công chúa tòa chương
Bị con yêu Mãng xà vương bắt rày.
Tôi liền trông thấy nó bay
Giương cung mới bắn nó rày ngã ra.
Gớm thay phép tắc yêu xà!
Bỏ tên lại cắp vượt hòa xuống hang.
Tôi theo thẳng đến cửa hang
Đã trông thấy nó đem nàng xuống ngay
Tôi bèn trở lại bằng nay
Hay đâu vua lại bắt rày Thông đi.

Tìm tôi, Thông mới tỉ tê, (?)
Ân cần một dạ, thề nghi nặng lời.
Thấy chàng nói thảm ngùi ngùi
Nghĩ mình cũng ở đất trời, đất vua;
Cho nên chẳng ngại công phu
Dặn dò sau trước, nhỏ to một lời:
Đưa nàng lên khỏi vừa rồi
Cửa hang chàng lấp, chẳng thời có thương.
Tôi bèn chuyển lực uy dương
Phép làm biến hóa Xà vương bắt rày.
Trông lên đá đã lấp đầy
[……..]
Xin vua rộng xét đuôi đầu
Tha cho khỏi tội, dám hầu sai ngoa. Ngự nghe khi ấy phán ra
Lệnh truyền cởi trói cho mà Thạch Sanh;
Liền một bước lại đan đình
Truyền làm yến đãi Thạch Sanh bấy giờ.
Tiệc đương yến ẩm say sưa
Châu phê hạ chiếu bấy giờ sắc phong
Ban cho hai chức quận công
Trừ yêu hai chức, thần thông hai quyền
Gả nàng công chúa hợp duyên
Phong làm Quốc tế cầm quyền quốc gia.
  (Trích Truyện Thạch Sanh, Khuyết danh, https://thohay.vn/truyen-tho-thach-sanh-ly-thong.html)

Chú thích

Thạch Sanh  là tên một truyện thơ Nôm Việt Nam, viết theo thể lục bát ra đời vào cuối thế kỉ 18, đầu thế kỉ 19 do một tác giả khuyết danh và được người dân kể lại dưới nhiều dị bản. Thạch Sanh đã trở thành hình tượng điển hình cho người tốt, hào hiệp, thật thà còn Lí Thông là hình tượng người xấu, gian xảo, tham lam trong văn hóa Việt Nam.

Thạch Sanh vốn là thái tử, được Ngọc hoàng phái xuống làm con của vợ chồng người nông dân nghèo. Cha mẹ mất sớm, chàng sống lủi thủi dưới gốc cây đa. Bị Lí Thông lợi dụng, chàng đã dũng cảm diệt chằn tinh, rồi diệt đại bàng cứu công chúa nhưng rồi đều bị Lí Thông cướp công. Hồn chằn tinh và hồn đại bàng vu oan, Thạch Sanh bị vào ngục. Nhờ cứu con vua Thủy Tề trước đó, chàng có cây đàn đem ra gảy, được giải oan, Lí thông bị trừng trị. Thạch Sanh cưới công chúa và được nối ngôi vua.

Thực hiện yêu cầu:

Câu 1.Xác định người kể chuyện trong văn bản.

Câu 2. Chỉ ra những chi tiết thể hiện tâm trạng vui mừng của công chúa khi nghe tiếng đàn và gặp lại Thạch Sanh.

Câu 3:  “ Kể từ gắn bó kết đôi;

      Đến nay tôi những ngậm ngùi lo toan;

                Lòng tôi trăm mối tơ vò
       Nghĩ rằng xa cách Việt, Hồ đôi nơi.”
 

Là lời của ai nói với ai? Nói về việc gì?

Câu 4.Các chi tiết “ Tôi liền trông thấy nó bay / Giương cung mới bắn nó rày ngã ra; Tôi bèn chuyển lực uy dương/ Phép làm biến hóa Xà vương bắt rày” có vai trò gì trong việc khắc họa nhân vật Thạch Sanh?

Câu 5.Phân tích  đặc điểm ngôn ngữ của truyện thơ Nôm bình dân trong đoạn thơ:

      Rằng: Từ phải nạn đến nay
Làm sao con cứ chẳng hay nói mà?
       Làm cho chua xót lòng cha
Cầu trời khấn phật kể đà hết hơi.

Câu 6.Từ văn bản, thông điệp nào anh /chị tâm đắc nhất? Vì sao?

Câu 7.Hành động xả thân cứu công chúa của Thạch Sanh gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về  lòng tốt của con người trong xã hội hiện nay?

Câu 8.    “Ban cho hai chức quận công
          Trừ yêu hai chức, thần thông hai quyền
                Gả nàng công chúa hợp duyên
         Phong làm Quốc tế cầm quyền quốc gia.”

Từ nội dung kết thúc này,  Em có suy nghĩ gì về quan niệm của nhân dân ta ngày xưa?

II. VIẾT (5.0 điểm)

Viết một bài văn nghị luận phân tích giá trị nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn truyện thơ trên.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

PhầnCâuNội dung
I ĐỌC HIỂU
                       1Xác định người kể chuyện : tác giả/ Thạch Sanh.
2Chỉ ra những chi tiết thể hiện tâm trạng vui mừng của công chúa khi nghe tiếng đàn và gặp lại Thạch Sanh: – Khác nào như kẻ phùng xuân
Cười cười, nói nói trước sau trình bày – Còn xa, chưa tỏ mặt nàng
Đến gần, công chúa thấy chàng mừng vui
3Công chúa nói với Thạch Sanh về việc nàng lo lắng khi gặp gỡ và chia xa với TS
4Các chi tiết “ Tôi liền trông thấy nó bay / Giương cung mới bắn nó rày ngã ra; Tôi bèn chuyển lực uy dương/ Phép làm biến hóa Xà vương bắt rày” có vai trò  khắc họa rõ tài năng phi thường của Thạch Sanh.
5Văn bản trên thể hiện được đặc điểm  của ngôn ngữ nói trong truyện thơ: sử dụng từ ngữ địa phương: Phải nạn -Khẩu ngữ: hết hơi;rày; cầu trời khẩn phật…. -Sử dụng hình thức đối thoại giữa các nhân vật.
6Thông điệp tác giả muốn gửi đến người đọc Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau miễn hợp lí. Có thể theo những hướng sau: – Phải dũng cảm cứu giúp người khi gặp nạn; – Phải thưởng, phạt phân minh.
7Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau miễn hợp lí. Có thể theo những hướng sau: – Sống phải có tinh thần dũng cảm. – Sống phải biết  ngay thẳng, thật thà.
8-Quan niệm nhân dân xưa: ở hiền sẽ gặp lành/ sống tốt sẽ được thưởng…
II VIẾT Viết một văn bản nghị luận Phân tích đang giá nội dung và nghệ thuật truyên thơ
 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: phân tích giá trịđặc sắc của đoạn truyện thơ trên.  – Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.  – Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.
 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; có thể triển khai theo hướng:
 Giới thiệu tên tác phẩm, thể loại, tác giả. – Nêu khái quát giá trị đặc sắc của tác phẩm. – Phân tích đánh giá giá trị đặc sắc về nội dung: lòng tốt bụng xả cứu người của Thạch Sanh->  phẩm chất tốt bụng và là truyền thống tốt bụng của dân tộc – Phân tích đánh giá giá trị đặc sắc về nghệ thuật: +Cốt truyện:mô hình nhân- quả +Nhân vật: theo khuôn mẫu: tài giỏi, tốt bụng và cuối cùng đc phần thưởng xứng đáng. +Ngôn ngữ: bình dân, gần gũi với lời ăn tiếng nói hăng ngày; kết hợp tự sự và trữ tình…. – Nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc.
 d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
 e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ; sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

THƠ TÁM CHỮ VÀ THƠ TỰ DO

Đề 5:

I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo

Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn

Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy

Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân

Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả

Những chàng trai ra đảo đã quên mình

Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước

Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát

Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời

Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi

(Tổ quốc nhìn từ biển, Nguyễn Việt Chiến, dẫn nguồn thivien.net)

Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

Câu 2: Xác định thể thơ của đoạn trích trên?

Câu 3: Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ “thương” điều gì?

Câu 4: Xác định nội dung chính của đoạn thơ trên?

Câu 5: Nghĩa của từ “sắc chỉ” là gì?

Câu 6: Những hình ảnh “máu đổ, sóng mặn vùi thân, máu xương” có ý nghĩa như thế nào?

Câu 7:  Qua đoạn thơ thấy được thái độ, tình cảm gì của nhân vật trữ tình?

Câu 8: Anh/chị suy nghĩ như thế nào về hai câu thơ dưới đây?

Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi

Câu 9: Theo anh/chị biển, đảo và quần đảo có ý nghĩa như thế nào với đất nước?

Câu 10: Từ đoạn trích anh/chị hãy cho biết bản thân có trách nhiệm và hành động như thế nào với biển đảo quê hương đất nước?

II. VIẾT: (4,0 điểm)

Phía làng đã khuất hẳn, nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đi đã nhiều nơi, đóng quân lại ở nhiều chỗ, phong cảnh đẹp đẽ hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cội cằn này.

Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa nếu tôi có ngày trở về. Ở miếng đất ấy tháng giêng tôi đi đốt bãi đào ổ chuột, tháng tám nước lên đánh dậm, úp cá, đơm tép, dấm cá rô, tháng chín, tháng mười đi móc con da dưới vệ sông. ở miếng đất ấy những ngày phiên chợ dì tôi lại mua cho vài cái bánh dợm, đêm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều, ngâm thơ, những tối liên hoan xã nghe cái Tỵ hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún con nhắc lại những kỷ niệm đẹp đẽ hồi thơ ấu.

Khung cảnh chung quanh tôi bắt đầu mờ dần rồi trắng xóa, sương xuống dày đặc đến không còn trông rõ cái gì nữa. Phảng phất trong không khí có thứ mùi quen thuộc, không hẳn là mùi nhang ngày Tết, cũng không phải là thứ mùi nào khác có thể gọi tên được, nó man mác, có lẽ đã lâu lắm tôi mới lại cảm thấy nó. Thôi, tôi nhớ ra rồi… đó là thứ mùi vị đặc biệt, mùi vị của quê hương…

(Ngày Tết về thăm quê, Nguyễn Khải)

Đoạn trích trên đề cập tới vấn đề gì? Anh/chị hãy viết bài luận (500 chữ) phân tích, cảm nhận về vấn đề được đề cập tới.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

PhầnCâuNội dung
I ĐỌC HIỂU
 1Biểu cảm
2Thơ tự do
3Đất nước ba ngàn hòn đảo, suốt ngàn năm bóng giặc chập chờn
4Tình yêu với biển đảo quê hương đất nước
5Mệnh lệnh bằng văn bản của vua
6Sự hi sinh mất mát của những con người ngã xuống vì Tổ quốc
7– Trân trọng biết ơn những con người, những thế hệ đi trước đã hi sinh vì sự bình yên của biển đảo quê hương – Tình yêu, niềm tự hào với vẻ đẹp của quê hương đất nước. – Gửi gắm lòng quyết tâm bảo vệ biển đảo quê hương
8Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi – Cả dân tộc ta suốt những năm tháng rộng dài của lịch sử cho đến nay đều không chịu khuất phục trước kẻ thù. – Hình ảnh “dáng con tàu” ẩn dụ cho những con người, những thế hệ tiếp bước cha ông hướng mãi về biển đảo quê hương với ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước.
9Biển, đảo và quần đảo có ý nghĩa rất quan trọng với đất nước. – Đối với an ninh – quốc phòng: Biển, đảo và quần đảo thuận lợi hình thành các tuyến phòng thủ bảo vệ đất nước. – Đối với kinh tế: biển, đảo, quần đảo mang lại lợi ích kinh tế lớn đối với đất nước.
10Học sinh rút ra được – Bản thân mỗi cá nhân có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ biển đảo quê hương đất nước. – Học sinh chỉ ra được những hành động cụ thể, thể hiện được trách nhiệm của mình với đất nước.
II VIẾT
 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận     Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề
 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tình cảm của tác giả đối với làng quê và mảnh đất quê hương.    
 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm     Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý:
 – Vẻ đẹp của quê hương trong lòng tác giả: + Giản dị, gần gũi gắn liền với những kí ức tuổi thơ và in sâu trong tâm trí của tác giả. + Dù bị chiến tranh tàn phá nhưng vẫn đủ sức bao bọc cho nhân vật tôi. – Tình cảm của tác giả: + Yêu mến, trân trọng, tự hào về quê hương + Quê hương luôn in sâu trong tâm trí của tác giả, dù đi nhiều nơi đối với anh quê hương vẫn là nới đẹp nhất. + Gắn bó sâu nặng với quê hương, cảm nhận được hương vị riêng của quê hương này.
 – Đánh giá chung: Về nội dung:   + Khẳng định vẻ đẹp của quê hương và tấm lòng của nhà văn. Về nghệ thuật:   + Ngôn ngữ hình ảnh giản dị, mộc mạc, gần gũi.   + Giọng văn nhẹ nhàng sâu lắng.  
 d. Chính tả, ngữ pháp     Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
 e. Sáng tạo:    Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.

Đề 14:

I. PHẦN ĐỌC ( 6,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Mau với chứ, vội vàng lên với chứ,
Em, em ơi, tình non đã già rồi;
Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi,
Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi.
Tình thổi gió, màu yêu lên phấp phới;
Nhưng đôi ngày, tình mới đã thành xưa.
Nắng mọc chưa tin, hoa rụng không ngờ,
Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết!
Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt;
Những vườn xưa, nay đoạn tuyệt dấu hài;
Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai;
Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn.

Vừa xịch gối chăn, mộng vàng tan biến;
Dung nhan xê động, sắc đẹp tan tành.
Vàng son đương lộng lẫy buổi chiều xanh,
Quay mặt lại: cả lầu chiều đã vỡ.

Vì chút mây đi, theo làn vút gió.
Biết thế nào mà chậm rãi, em ơi?

            (Trích “Giục giã”, Xuân Diệu, “Gửi hương cho gió”, NXB Hội nhà văn, 1992)

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Xác định cách ngắt nhịp chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ trên.

Câu 3. Chỉ ra những cặp hình ảnh, từ ngữ đối lập được sử dụng trong những câu thơ:

Tình thổi gió, màu yêu lên phấp phới;
Nhưng đôi ngày, tình mới đã thành xưa.
Nắng mọc chưa tin, hoa rụng không ngờ,
Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết!
Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt;
Những vườn xưa, nay đoạn tuyệt dấu hài;

Câu 4. Chỉ ra những từ ngữ thể hiện sự giục giã của “anh” trong đoạn thơ trên.

Câu 5. Ý nghĩa của việc sử dụng các cặp hình ảnh, từ ngữ đối lập được sử dụng trong những câu thơ sau:

Tình thổi gió, màu yêu lên phấp phới;
Nhưng đôi ngày, tình mới đã thành xưa.
Nắng mọc chưa tin, hoa rụng không ngờ,
Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết!
Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt;
Những vườn xưa, nay đoạn tuyệt dấu hài;

Câu 6. Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đối được sử dụng trong những câu thơ sau:

Vừa xịch gối chăn, mộng vàng tan biến;
Dung nhan xê động, sắc đẹp tan tành.
Vàng son đương lộng lẫy buổi chiều xanh,
Quay mặt lại: cả lầu chiều đã vỡ.

Câu 7. Trong đoạn thơ trên, nhân vật trữ tình đã bộc lộ những tình cảm, cảm xúc gì?

Câu 8. Anh/ chị có nhận xét gì về nhịp điệu, giọng điệu của đoạn thơ trên?

Câu 9. Qua đoạn thơ trên, tác giả muốn bộc lộ quan niệm sống như thế nào?

Câu 10. Anh/chị cần làm gì để quỹ thời gian của mình không trôi qua một cách hoài phí?              

II. PHẦN VIẾT (4,0 điểm)

Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và nghệ thuật đoạn trích sau trong tác phẩm “Hương cuội” của Nguyễn Tuân:

(Lược một đoạn:Chiều ba mươi tết cả nhà cụ Kép dọn dẹp để ăn tết. Cụ Kép bảo bõ già đi rửa mấy trăm hòn đá cuội trắng để chuẩn bị dọn bữa rượu “Thạch lan hương” )

 Cụ Kép là người thích uống rượu ngâm thơ và chơi hoa lan. Cụ đã tới cái tuổi được hoàn toàn nhàn rỗi để dưỡng lấy tính tình.(..). Xưa kia, cụ cũng muốn có một vườn cảnh để sớm chiều ra đấy tự tình. Nhưng nghĩ rằng mình chỉ là một anh nhà nho sống vào giữa buổi Tây Tàu nhố nhăng làm lạc mất cả quan niệm cũ, làm tiêu hao mất bao nhiêu giá trị tinh thần; nhưng nghĩ mình chỉ là một kẻ chọn nhầm thế kỷ với hai bàn tay không có lợi khí mới, thì riêng lo cho thân thế, lo cho sự mất còn của mình cũng chưa xong, nói chi đến chuyện chơi hoa. (..). Cụ muốn nói rằng người chơi hoa nhiều khi phải lấy cái chí thành chí tình ra mà đối đãi với giống hoa cỏ không bao giờ biết lên tiếng. Như thế mới phải đạo, cái đạo của người tài tử. Chứ còn cứ gây được lên một khoảnh vườn, khuân hoa cỏ các nơi về mà trồng, phó mặc chúng ở giữa trời, đày chúng ra mưa nắng với thờ ơ, chúng trổ bông không biết đến, chúng tàn lá cũng không hay thì chơi hoa làm gì cho thêm tội.

Đến hồi gần đây, biết đã đủ tư cách chơi cây cảnh, cụ Kép mới gây lấy một vườn lan nho nhỏ. Giống lan gì cũng có một chậu.(..)  cụ Kép nói với một người bạn đến hỏi cụ về cách thức trồng cây vườn hoa:

– Tôi tự biết không chăm được lan Bạch ngọc. Công phu lắm, ông ạ. Gió mạnh là gẫy, nắng già một chút là héo, mưa nặng hột là nẫu cánh. Bạch ngọc thì đẹp lắm. Nhưng những giống nhẹ nhàng ấy thì yểu lắm. Chăm như chăm con mọn ấy. Chiều chuộng quá như con cầu tự. Lầm lỡ một chút là chúng đi ngay. Những vật quý ấy không ở lâu bền với người ta. Lan Bạch ngọc hay ưa hơi đàn bà. Trồng nó ở vườn các tiểu thư thì phải hơn. […]

Đêm giao thừa, bên cạnh nồi bánh chưng sôi sình sịch, bõ[1] già đang chăm chú canh nồi kẹo mạch nha. Cụ Kép dặn bõ già phải cẩn thận xem lửa kẻo lơ đễnh một chút là khê mất nồi kẹo. […]

Hai ông ấm, ngồi phất được đến mười cái lồng bàn giấy. Họ rất vui sướng vì họ tin đã làm toại được sở thích của cha già. Cụ Kép co ro chạy từ nồi mạch nha, qua đám lồng bàn giấy, đến cái rổ đá cuội đã ráo nước thì cụ ngồi xổm xuống, ngồi lựa lấy những viên đá thật trắng, thật tròn, để ra một mẹt riêng. Ông ấm cả, ông ấm hai lễ mễ bưng những chậu Mặc lan vào trong nhà. Cả ba ông con đều nhặt những hòn cuội xấu nhất, méo mó, xù xì trải xuống mặt đất những chậu lan gần nở. Mỗi lần có một người đụng mạnh vào giò lan đen, cụ Kép lại xuýt xoa như có người châm kim vào da thịt mình.

Nồi kẹo đã nấu xong nhưng phải đợi đến gần cuối canh hai kẹo mới nguội.

Bây giờ thêm được bõ già đỡ một tay nữa, cả ba ông con đều lấy những hòn cuội để riêng ban nãy ra mẹt, đem dúng đá cuội vào nồi kẹo, quấn kẹo bọc kín lấy đá, được viên nào liền đem đặt luôn vào lồng chậu hoa. Những viên đá bọc kẹo được đặt nhẹ nhàng lên trên lượt đá lót lên nền đất chậu hoa. Úp xong lồng bàn giấy lên mười chậu Mặc lan thì vừa cúng giao thừa[…]

Ông ấm hai vui chuyện, hỏi bõ già:

 – Này bõ già, tôi tưởng uống rượu nhấm với đá cuội tẩm kẹo mạch nha thì có thú vị gì. Chỉ thêm xót ruột.

– Chết, cậu đừng nói thế, cụ nghe thấy cụ mắng chết. Cậu không nên nói tới chữ xót ruột. Chính cụ nhà có giảng cho tôi nghe rằng những cụ sành uống rượu, trước khi vào bàn rượu không ăn uống gì cả. Các cụ thường uống vào lúc thanh tâm. Và trong lúc vui chén, tịnh không dùng những đồ nhắm mặn như thịt cá đâu. Mấy vò rượu này, là rượu tăm đấy. Cụ nhà ta quý nó hơn vàng. Khi rót rỏ ra ngoài một vài giọt, lúc khách về, cụ mắng đến phát thẹn lên. Cậu đậy nút lại không có rượu bay. […]

          Một mùi hương lan bị bỏ tù trong bầu không khí lồng bàn giấy phất từ đêm qua, đến bây giờ vội tản bay khắp vườn cây . Cơn gió nhẹ pha loãng hương thơm đặc vào không gian. 

(Lược đoạn cuối: Cụ Kép và bốn cụ ngồi uống rượu, thưởng thức kẹo mạch nha ủ hương lan và ngâm thơ)

                   (Trích Hương cuội, Nguyễn Tuân, Vang bóng một thời, NXB Văn học 2012)

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

PhầnCâuNội dung
I ĐỌC HIỂU
 1Tám chữ
2Nhịp 3/5                 
3(Tình) mới – xưa, nắng mọc – hoa rụng, tình yêu đến – tình yêu đi, gặp gỡ – li biệt, xưa – nay
4Mau với chứ, Vội vàng lên, gấp đi em
5Khẳng định mạnh mẽ về sự chảy trôi liên tục, “không đứng đợi” ai của dòng chảy thời gian
6Nhấn mạnh sự tan biến, đổi thay nhanh chóng theo thời gian của điều tốt đẹp trong cuộc đời
7Cuống quýt, vội vàng, gấp gáp để sống trọn vẹn với giây phút hiện tại, vì ý thức rõ những điều tốt đẹp sẽ bống chốc thay đổi, biến mất theo thời gian
8– Nhịp điệu: nhanh, gấp gáp, – Giọng điệu: hối thúc, giục giã
9Qua đoạn thơ, tác giả bộc lộ quan niệm sống: – Trước sự trôi chảy nhanh chóng của thời gian, cái đẹp và tình cảm con người cũng có thể thay đổi, biến mất. – Vì vậy, con người hãy nhanh chóng, gấp gáp để sống trọn vẹn từng giây phút hiện tại, tận hưởng những điều tốt đẹp của cuộc đời trước khi mọi thứ tan biến. – Đó là một quan niệm sống có ý nghĩa tích cực, tiến bộ.
10      Học sinh nêu những việc cần làm để quỹ thời gian của mình không trôi qua một cách hoài phí
IIPHẦN VIẾT
aĐảm bảo cấu trúc bài văn
bXác định được vấn đề: phân tích, đánh giá chủ đề, các phương diện nghệ thuật truyện “Hương cuội”  của Nguyễn Tuân
cTriển khai vấn đề  nghị luận thành các luận điểm   Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần triển khai vấn đề thành hệ thống luận điểm rõ ràng, mạch lạc, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm “ Vang bóng một thời”, “Hương cuội”,  tóm tắt tác phẩm…
 * Phân tích, đánh giá văn bản trên các phương diện diện chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng với những bằng chứng phù hợp lấy từ văn bản. Sau đây là một số gợi ý cụ thể: – Chủ đề:   Yêu quý, ngợi ca, trân trọng những nét đẹp văn hóa truyền thống (thú thưởng lan, uống rượu đầy nghệ thuật, giàu giá trị thẩm mĩ, tao nhã của cha ông xưa và những con người tài hoa nghệ sĩ trong nghệ thuật thưởng rượu, bình thơ , những người gìn giữ nét đẹp xưa)  -> Thể hiện quan niệm thẩm mĩ của tác giả- nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp  -> tình yêu đất nước thầm kín của Nguyến Tuân                                                 – Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật: + Cốt truyện: nhẹ nhàng, đơn giản, không có những mâu thuẫn, xung đột gay gắt, chỉ xoay quanh việc kể, tả cụ Nghè chơi lan, công đoạn chuẩn bị cho Tết và  bữa rượu “thạch lan hương”  như một nghệ thuật. -> phù hợp để thể hiện sự thư thái, thanh thoát trong tâm hồn nhân vật. + Không gian: Trong gian nhà cụ Kép, ngôi nhà xưa -> không gian nhỏ,  gần gũi, không gian cuộc sống của bậc nho sĩ xưa -> phù hợp miêu tả thú chơi tao nhã của người xưa + Thời gian: chiều ba mươi Tết đến giao thừa -> cụ thể, một khoảnh khắc giao hòa trời đất, năm mới năm cũ, gợi không khí ấm áp, hướng về nguồn cội-> phù hợp diễn tả sự tinh tế, thanh tao của người thưởng hoa, uống rượu, ngâm thơ.. + Nhân vật:   Nhân vât chính là cụ Nghè, vẻ đẹp của một bậc nho sĩ, một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật chơi hoa, thưởng rượu, có tâm hồn tinh tế, thanh thanh cao, yêu mến,  gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống.  Con cụ Nghè, bõ gìa cũng hòa chung chuẩn bị tết,  gìn giũ nét đẹp truyền thống gia đình, cùng cha cùng, chủ chuẩn bị bữa rượu “ thạch lan hương” ngâm thơ, tình cha con, tình chủ tớ  ấm áp. Nhân vật bộc lộ phẩm chất qua tâm trạng, hành động, lời nói. -> Nhân vật: vẻ đẹp của một thời vang bóng góp -> phần thể hiện chủ đề, quan điểm thẩm mĩ của tác giả.  + Ngôi kể: Ngôi thứ 3 -> khách quan, toàn tri (biết hết) phù hợp để kể, miêu tả một cách cụ thể, tỉ mỉ sự công phu, tính chất nghệ thuật của thú thưởng hoa, thưởng rượu, ngâm thơ. + Lời kể: Lời của người kể chuyện kết hợp lời nhân vật -> tạo sự sinh động, tự nhiên Lời văn: nhiều từ Hán Việt, cổ kính, giàu giá trị tạo hình phù hợp việc phục dựng không khí cổ xưa, trang trọng, vẻ đẹp của một thời vang bóng. Cách dùng từ, chọn từ công phu, tỉ mỉ, tài hoa để làm nổi bật cái đẹp của thú chơi tao nhã, tính chất nghệ sĩ của con người. + Giọng kể: chậm, trầm, trang trọng gợi ra không khí cổ kính, cổ xưa + Thủ pháp nghệ thuật: … …..
Khẳng định giá trị chủ đề và các hình thức nghệ thuật của truyện – Nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc.
dChính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
eSáng tạo – So sánh với các truyện hiện đại khác; liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề cần nghị luận, có suy nghĩ sâu sắc, mở rộng vấn đề – Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục.

BI KỊCH

Đề 2:

I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Lược dẫn: Trương Ba là một người làm vườn hiền lành, nho nhã, có tài đánh cờ, vì sự bất cẩn của Nam Tào mà phải chết. Đế Thích, một vị tiên cờ vốn thích chơi cờ với Trương Ba, đã cứu cho Trương Ba sống lại bằng cách nhập hồn Trương Ba vào xác anh hàng thịt mới qua đời. Đoạn trích dưới đây là màn đối thoại giữa Trương Ba với vợ, khi Trương Ba đã sống lại trong thân xác của anh hàng thịt.

Hồn Trương Ba: Như vậy thì suýt nữa là tôi chết hẳn bà nhỉ?

Vợ Trương Ba: May mà có ông Đế Thích…

Hồn Trương Ba: Kinh thật! Chết hẳn không được sống nữa! (Ngẫm nghĩ). Ai bảo không sợ chết là nói khoác, chứ tôi, tôi sợ lắm. Cứ nghĩ đáng nhẽ mình… là lại sợ. May quá, mình lại được sống, lại được đi lại, làm lụng, trông thấy mặt trời, được ăn những trái cây trong vườn, ngửi mùi hoa ngâu, hoa lý trước thềm, uống nước chè tươi bà nấu… Lại được bên bà, nhìn thấy bà… Sống, thật là lý thú!

Vợ Trương Ba (Rụt rè): Nhưng…nhưng… ông đã…

Hồn Trương Ba: Đã khác hẳn trước, phải không? (Rầu rĩ). Bà đã quen hình vóc này của tôi chưa?

Vợ Trương Ba: Đã gần một tháng, cũng… cũng quen dần ông ạ!

Hồn Trương Ba: Vậy là sao… Tôi vẫn chưa quen được! Cái thân xác có phải bộ quần áo đâu mà dễ quen, dễ đổi. Có khi người ngoài nhìn vào còn dễ quen chứ chính bản thân mình thì… Đã gần một tháng, tôi là tôi mà cứ như không phải là tôi… Trước kia tôi đâu có biết anh hàng thịt này là ai… (Ngắm nghía lại tay chân mình). Cái thân xác cũ của tôi, tôi mang đã năm mươi năm, chứ cái thân xác cồng kềnh này… (Lắc đầu).

Vợ Trương Ba: Quen dần… nhưng mà… Lắm lúc không hiểu sao tôi vẫn nhớ tới hình vóc ông hôm qua, lại thương cho cái người nằm dưới đất ấy…

Hồn Trương Ba: Người nào? Dưới đất chỉ là cái xác… Thế mà bà bảo: Chỉ có cái hồn mới là đáng kể! Thân xác là kẻ khác nhưng hồn vẫn là mình cơ mà!

Vợ Trương Ba: Tôi hỏi thật, từ hôm mang thân anh hàng thịt, mình thấy trong người thế nào, có như xưa không?

Hồn Trương Ba: Tôi khỏi hẳn cái chứng đau lưng với bệnh hen suyễn. Người thấy khoẻ mạnh lắm. Anh hàng thịt này là người lực lưỡng to béo nhất chợ mà.

Vợ Trương Ba: Giờ một bữa ông ăn tám, chín bát cơm. Trước ông ăn yếu lắm. Mà giờ ông lại hay đòi uống rượu.

Hồn Trương Ba (Ngại ngùng): Chẳng hiểu tại sao. Chắc vì anh hàng thịt nghiện rượu. Xưa tôi ghét nhất cái thứ đó! Bây giờ tôi vẫn ghét, nhưng cái thân xác tôi mang đã quen với thói cũ của nó…

Vợ Trương Ba (Ngậm ngùi): Bây giờ ông trẻ hơn xưa đến hơn hai mươi tuổi, anh hàng thịt mới ngoài ba mươi mà… Ông sức vóc như thế, mắt ông còn tinh, tóc ông đen nhánh còn tôi đã già rồi, tôi đã là bà lão rồi…

Hồn Trương Ba: Kìa bà nó… Thì tôi có muốn thế đâu!

Vợ Trương Ba: Chiều qua ông lại sang nhà hàng thịt à?

Hồn Trương Ba: Bà vợ ông ta cứ sang đây! Bà ấy đã hiểu ra rằng tôi không phải là ông hàng thịt nhưng bà ấy vẫn khóc lóc, nài nỉ kêu rằng giờ bà ấy bơ vơ không nơi nương tựa, quán hàng thịt thà chẳng ai giúp cho! Bà ấy kể lể thảm quá, nghĩ cũng tội! Thôi chẳng gì mình cũng mượn thân xác chồng người ta, cũng phải sang đỡ đần bà ấy ít việc nặng. Tôi lóng nghóng có biết mổ lợn đâu, nhưng cũng phải đỡ đần bà ấy một tay.

Vợ Trương Ba: Tính ông hay thương người, mà bà ấy cứ được đằng chân lân đằng đầu, mới đầu chỉ nói sang đây nhìn ông cho đỡ nhớ chồng, rồi lại lằng nhằng nhờ việc nọ kia! Mà nghe đâu người ta nói mụ ta cũng không phải người đứng đắn đâu!

Hồn Trương Ba: Ô kìa! Thì tôi có…

Vợ Trương Ba: Chồng mới chết, đã cứ sang rủ rê ông về nhà, chẳng phải không đứng đắn là gì? Phải mụ ta được cái có nhan sắc, người cứ phây phây ra, hai con mắt lúng la lúng liếng…

Hồn Trương Ba: Người ta thế nào liên quan gì đến tôi, bà rõ lẩn thẩn!

Vợ Trương Ba: Vâng, tôi lẩn thẩn, tôi già rồi mà…

Hồn Trương Ba: Mình thật là… (Buồn bực). Xưa nay có bao giờ mình nói năng như vậy với tôi đâu!

(Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ,  in trong Lưu Quang Vũ – Tuyển tập kịch, Nxb Sân khấu, Hà Nội 1994)

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Những nhân vật nào xuất hiện trong đoạn trích ?

Câu 2. Chỉ rõ những lời chỉ dẫn sân khấu được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 3. Trương Ba đã có những sự thay đổi gì khi sống trong thân xác của anh hàng thịt?

Câu 4. Anh/chị hãy lí giải vì sao vợ Trương Ba không hoàn toàn vui khi Trương Ba sống lại trong thân xác anh hàng thịt?

Câu 5. Theo anh/chị, hai hình tượng hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt trong đoạn trích được dùng để biểu tượng cho điều gì?

Câu 6. Anh/chị có nhận xét gì về hoàn cảnh sống của Trương Ba trong đoạn trích?

Câu 7. Anh/chị có đồng tình với việc tác giả để hồn Trương Ba sống lại nhờ trong xác anh hàng thịt không? Vì sao?

Câu 8. Từ nội dung đoạn trích, anh/chị có suy nghĩ gì về sức mạnh của tiếng nói bản năng? (Viết khoảng 5 – 7 dòng)

II. VIẾT (5,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: Con người cần được sống là chính mình.

Hướng dẫn chấm

PhầnCâuNội dung
I ĐỌC HIỂU
 1Hồn Trương Ba và vợ Hướng dẫn chấm: – HS trả lời như đáp án: 0,5 điểm – HS trả lời thêm các nhân vật khác: 0,25 điểm – HS trả lời được đúng 1 trong 2 nhân vật hoặc không đúng nhân vật nào: 0 điểm
2Lời chỉ dẫn sân khấu trong đoạn trích: ngẫm nghĩ, rụt rè, rầu rĩ, ngắm nghía lại tay chân mình, lắc đầu, ngại ngùng, ngậm ngùi, buồn rầu Hướng dẫn chấm: – HS trả lời được 7 -8 đáp án: 0,5 điểm – HS trả lời được 4-6 đáp án: 0,25 điểm – HS trả lời được ít hơn 4 đáp án, không trả lời: 0 điểm
3Truơng Ba đã có những thay đổi khi sống trong xác hàng thịt là: thay đổi về hình vóc, sức khỏe (khỏe mạnh hơn), tâm tính thói quen (ăn khỏe hơn và thèm uống rượu). Hướng dẫn chấm: – HS trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm – HS trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt, trả lời được 1 ý:  0,25 điểm – HS không trả lời được hoặc trả lời sai: 0 điểm
4Vợ Trương Ba không hoàn toàn vui khi Trương Ba sống lại trong thân xác anh hàng thịt vì: – Trương Ba đã có những đổi khác so với trước kia – Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt trẻ hơn, còn vợ Trương Ba thì đã già – Lo sợ vợ anh hàng thịt quyến rũ Trương Ba Hướng dẫn chấm: + HS trả lời như đáp án: 1,0 điểm + HS trả lời được 2/3 đáp án- HS trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt, trả lời được 1 ý:  0,25 điểm + HS trả lời được 1 ý: 0,5 điểm + HS trả lời được 1 ý nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm + HS không trả lời được ý nào: 0 điểm
5– Hồn Trương Ba là hình ảnh biểu tượng cho những gì thuộc về đời sống tinh thần của con người – Xác anh hàng thịt là hình ảnh biểu tượng cho những gì thuộc về nhu cầu bản năng của con người Hướng dẫn chấm: – HS trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm – HS trả lời được 1 ý: 0,5 điểm – HS không trả lời được ý nào: 0 điểm
6-Hoàn cảnh sống của hồn Trương Ba trong đoạn trích: sống nhờ xác anh hàng thịt và có nhiều thay đổi – Đây là hoàn cảnh sống: đầy éo le, trớ trêu nó báo hiệu cho bi kịch của Trương Ba khi phải sống nhờ trong xác hàng thịt. Hướng dẫn chấm: + HS trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm + HS trả lời được 1 ý: 0,25 + HS không trả lờ được ý nào: 0 điểm
7-Học sinh bày tỏ được quan điểm: đồng tình/không đồng tình/vừa đồng tình vừa không đồng tình – HS có cách lí giải hợp lí Gợi ý: + Khi sống trong xác hàng thịt Trương Ba sẽ bị thay đổi từ hình thức, thói quen cho đến tính cách. Vì thế Trương Ba sẽ không còn được là chính mình. + Trong cuộc sống con người cần được sống là chính mình, mọi sự sống nhờ, sống gửi sẽ khiến cuộc sống gặp nhiều rắc rối, vô nghĩa thậm chí có thể dẫn đến tình trạng bi kịch Hướng dẫn chấm: + HS trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điềm + HS nêu đươc quan điểm : 0,25 điểm + HS lí giải được quan điểm hợp lí: 0,25 điểm + HS không trả lời được ý nào: 0 điểm
8HS sinh trình bày suy nghĩ cá nhân trong đoạn văn dung lượng khoảng 5-7 dòng Gợi ý: Suy nghĩ về sức mạnh của tiếng nói bản năng: – Tiếng nói bản năng là những nhu cầu tự nhiên của con người. Nó rất mạnh mẽ, rất khó điều khiển. – Một số nhu cầu bản năng là cần thiết để duy trì sự tồn tại, tuy nhiên, một số nhu cầu khác, nếu mất kiểm soát sẽ khiến cho con người bị tha hóa, rơi xuống hàng con vật. Hướng dẫn chấm: +HS viết được dưới hình thức 1 đoạn văn đúng dung lượng nêu được suy nghĩ cá nhân hợp lí: 0,5 điểm +HS viết đoạn văn đảm bảo cấu trúc và dung lượng: 0,25 điểm +HS nêu được suy nghĩ cá nhân: 0,25 điểm + HS không trả lời: 0 điểm
II VIẾT
 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội
 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Suy nghĩ của mình về vấn đề: Con người cần được sống là chính mình.
 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí. Sau đây là một hướng gợi ý: – Đảm bảo hình thức, cấu trúc của bài văn nghị luận. – Xác định đúng vấn đề: Con người cần được sống là chính mình Các ý cần đảm bảo: -Giải thích: Sống là chính mình là lối sống mà ở đó con người đạt được sự hài hòa giữa lời nói, hành động bên ngoài với suy nghĩ và tính cách bên trong của bản thân. Biểu hiện: người bộc trực thì trong mọi hoàn cảnh phải luôn nói lời thẳng thắn; người ghét cái xấu thì trong mọi hoàn cảnh phải luôn lên tiếng hoặc hành động để phê phán, chống lại cái xấu… – Lợi ích của việc được sống là chính mình: + Giúp con người thể hiện được sự thống nhất giữa suy nghĩ, tính cách bên trong và hành động bên ngoài, không phải đeo mặt nạ, không phải diễn, từ đó mà có đời sống thoải mái, hạnh phúc. +Sống là chính mình giúp con người toàn tâm toàn ý để làm việc mình thích, theo đuổi cái mà mình đam mê, hành động vì những điều mà lương tri mình kêu gọi. +Sống là chính mình sẽ tạo nên bản sắc riêng cho mỗi con người, tạo được ấn tượng trong lòng người khác, từ đó mà được ngưởi khác tôn trọng. +Khi sống là chính mình, tức là ta sống trung thực với bản thân, những cái hay cái dở sẽ được bộc lộ rõ ràng, từ đó mà ta có thể nhận ra hoặc được người khác đánh giá để mà phát huy cái hay, khắc phục cái dở. – Tác hại của việc không được sống là chính mình: + Con người sẽ rơi vào sự dằn vặt, dằng xé do cái bên trong và cái bên ngoài không tìm được sự thống nhất, bên trong một đằng bên ngoài lại phải sống một nẻo +Khi không được sống là chính mình, tức là con người không dám thể hiện bản chất thật của mình, từ đó tạo nên lối sống giả dối, nhu nhược + Khi không được sống là chính mình trong một thời gian dài, con người có khả năng đánh mất con ngưởi thực của mình, trở nên ba phải, a dua, đánh mất bản sắc + Người không được sống là chính mình, khi bị phát hiện, sẽ khiến người khác coi thường, xa lánh. – Giải pháp để được sống là chính mình: +Nhận thực được rằng chỉ khi sống đúng là chính mình, con người mới có được sự thanh thản và hạnh phúc. +Xác định những giá trị cốt lõi của cuộc sống mà mình cần theo đuổi, từ đó hình thành nên một nhân cách độc đáo, một bản sắc riêng biệt và sống một cách trung thực với nhân cách và bản sắc đó. +Dũng cảm sống đúng với bản chất của mình trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống, mọi mối quan hệ. – Mở rộng: Sống là chính mình không có nghĩa là bộc lộ mọi thói hư tật xấu, hiện thực hóa mọi suy nghĩ tiêu cực ra bên ngoài. Con người phải luôn biết hoàn thiện nhân cách, vươn tới những điều cao đẹp, và sống là chính mình chính là khi ta sống đúng với bản tính cao đẹp đó.  Lưu ý: Học sinh có dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề nghị luận Hướng dẫn chấm: Lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc sảo, dẫn chứng thuyết phục: 2.5-3.0 điểm. – Lập luận chưa chặt chẽ, có lý lẽ và dẫn chứng hợp lý: 1.75 – 2.25 điểm Luận điểm chưa rõ ràng, lý lẽ vụng về, dẫn chứng chưa phù hợp: 1.0- 1.5 điểm.  – Bài viết lan man, chưa đúng trọng tâm: 0.5-0.75 điểm – Không làm bài/làm lạc đề: không cho điểm 
 d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
 e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

Đề 20:

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

GIÁ TRỊ HIỆN THỰC TRONG “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU

            Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi ra làm quan với nhà Nguyễn. Lúc bấy giờ ông đã ngoài bốn mươi tuổi, đã trải qua thời Lê – Trịnh, thời Tây Sơn đến thời Nguyễn. Những năm thiếu thời sống ở Thăng Long, ngót mười năm lưu lạc sống chung với nhân dân, và mấy năm làm quan dưới triều đình mới, ông đã chứng kiến những cảnh thối nát của xã hội phong kiến suy tàn thời Lê -Trịnh, đến sự vùng dậy mãnh liệt của thời Tây Sơn, v.v… Những biến cố ấy khắc sâu vào tâm trí của ông và được phản ánh vào văn chương một cách sâu sắc.

            Trong Truyện Kiều, mới thoáng qua bề ngoài ta thấy chế độ phong kiến yên tĩnh, vững vàng “Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh, Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng”. Nhưng thực chất thì mục ruỗng từ bên trong. Bọn quan lại phong kiến toàn là lũ sâu mọt, là những thế lực vô cùng hắc ám: Một tên quan xử kiện vụ Vương Ông, thằng bán tơ vu oan cho gia đình họ Vương, nhưng quan chẳng cần điều tra, nghiên cứu gì, chỉ cốt khảo cho ra tiền: “Có ba trăm lạng việc này mới xong”, đẩy gia đình họ Vương vào cảnh tan nát, phá tan mối tình đẹp đẽ của Thúy Kiều và Kim Trọng.

            Đến như “Quan Tổng đốc trọng thần” họ Hồ, đại diện cho triều đình cũng là con người bỉ ổi, mất tư cách: dụ Từ Hải hàng rồi lừa giết một cách hèn nhát, dở trò dâm ô ngay với người vợ kẻ mình giết, rồi đem gán cho một tên thổ quan, để đến nỗi Kiều phải gieo mình xuống sông Tiền Đường.

Trong lúc đó, bọn đại quí tộc như “họ Hoạn danh gia” tha hồ làm mưa làm gió. Mẹ con Hoạn bà nuôi cả một lũ côn quang để đi đốt nhà, bắt cóc người vô tội, bắt làm nô tỳ, đánh đập tàn nhẫn, thi hành theo “gia pháp” của mụ, bất chấp luật pháp nhà nước. Hoạn Thư còn lập mưu bắt cóc Kiều đem về cho mụ mẹ ngược đãi và bày ra trò gặp gỡ éo le chua xót giữa Thúy Kiều và Thúc Sinh. Hoạn Thư “con quan Lại bộ”, tuy thông minh sắc sảo có thừa nhưng vô cùng nham hiểm độc ác:

“Bề ngoài thơn thớt nói cười,

 trong nham hiểm giết người không dao.”

            Bên cạnh cường quyền, bọn phong kiến quan liêu ấy còn có thứ quyền hung hãn hơn là đồng tiền. Cả một lũ quan lưu manh “trong tay sẵn có đồng tiền” nên chúng tha hồ hoành hành làm hại những người lương thiện. Đồng tiền mà trước đây Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tố cáo tác dụng phá hoại đạo đức phong kiến:

“Còn bạc còn tiền còn đệ tử, Hết cơm hết rượu hết ông tôi.”

Đến thời Nguyễn Du, đồng tiền càng tác oai tác quái hơn. Cũng vì có đồng tiền mà bọn con buôn như họ Mã mới dám “Trước thầy sau tớ lao xao”, “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”, “Cò kè bớt một thêm hai”, và cả lũ Tú Bà, Bạc Hạnh mới tự do buôn bán người lại được sự che chở của pháp luật. “Nghĩ rằng cũng mạch thư hương” như Sở Khanh, vì tiền mà chịu làm “mặt mo” để thi hành độc kế của Tú Bà… Đồng tiền có thể “đổi trắng thay đen”. Nó dày xéo lên công lý, nó mua được lương tâm của con người. Nó đánh giá tài đức, phẩm cách con người như đánh giá một món hàng bán ngoài chợ. Và Nguyễn Du đã vạch mặt tác hại của đồng tiền đối với xã hội và cuộc sống con người:

“Một ngày lạ thói sai nha,

Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.”

Qua đó, ta thấy được xã hội trong Truyện Kiều là một xã hội phong kiến thối nát. Ngòi bút hiện thực sắc sảo của Nguyễn Du đã ghi chép lại những nét thật điển hình, phản ánh những bộ mặt xấu xa, tàn bạo của nhiều nhân vật: Hoạn bà, Hoạn Thư, Tú Bà, Sở Khanh… trong xã hội đó. Truyện Kiều quả thật là một “Bản cáo trạng bằng thơ lên án chế độ phong kiến xấu xa, tàn bạo”.

(Trích: Những giá trị và hạn chế tư tưởng trong Truyện Kiều – GS.TS.Lê Văn Quán,Tạp chí Hán Nôm, số 4 (113),2012; tr.3-11)

Thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2. Văn bản trên viết về vấn đề gì?

Câu 3. Xác định hệ thống luận điểm của văn bản?

Câu 4. Qua văn bản trên, tác giả bày tỏ quan điểm gì?

Câu 5. Từ văn bản trên, anh/ chị rút ra được bài học gì về cách ứng xử với cái xấu, cái ác trong cuộc sống hiện nay

PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

(Lược phần đầu: Mùa hè năm nay, Tâm và vợ chàng về nghỉ mát tại nhà một người bạn vùng thôn quê. Chàng có dịp về thăm nhà cũng ở gần đó. Tâm không đem theo vợ về mà để vợ ở trong phòng mát mẻ của hàng cơm. Tâm về một mình độ một giờ.)

Có đến năm, sáu năm nay, Tâm không về thăm quê nhà. Trong thời gian ấy, ở Hà Nội, Tâm gắng sức làm việc để giành một cái địa vị trong xã hội. Chàng lấy vợ, con một nhà giàu có, cũng không cho mẹ biết. Thỉnh thoảng chàng nhận được ở nhà quê gửi ra một bức thư mà chữ viết non nớt nguệch ngoạc, và lời lẽ quê kệch. Tâm chỉ đọc thoáng qua rồi không để ý đến. Sống trong hoàn cảnh giàu sang chắc chắn, Tâm không bao giờ nghĩ đến quê nhà nữa.

  • Thấy thiếu nữ không trả lời, Tâm để ý nhìn. Chàng thấy cô ta không thay đổi, tuy có nhớn lên mà vẫn là cái cô bé chơi đùa với chàng thuở còn nhỏ. Tâm nhận thấy, ở thôn quê, người ta không thay đổi mấy, và tính tình vẫn giữ được y nguyên. Nhưng chàng, thì chàng thay đổi khác hẳn rồi. Những kỷ niệm cũ đối với chàng bây giờ thành ra trẻ con và vô vị. Tâm không thấy có sự tha thiết giữa chàng và cảnh cũ nữa. Bây giờ, chàng không khi nào có cái ý tưởng điên rồ đi lấy một cô gái quê như Trinh để sống một cái đời tối tăm nghèo khổ.

(Lược một đoạn: Sau cuộc trò chuyện ngắn gọn, dửng dưng không để ý đến lời mẹ kể, Tâm từ biệt mẹ và cô Trinh ra đi, trở về hàng cơm mà vợ đang chờ. Hai người cùng đi dạo phố.)

Bỗng nhiên, Tâm giật lùi lại: Một bà cụ già khom lưng dựa bên một cô con gái, đi ra phía ga. Tâm nhận ra bà mẹ. Có lẽ bà cụ muốn được trông thấy con một lần nữa. Chắc bà tưởng Tâm đi xe hỏa. Chàng lộ vẻ khó chịu. Bà cụ còn ra đây làm gì? Tâm sợ lúc bà cụ lại khóc lóc, để cố giữ chàng lại. Hay nắm lấy áo chàng mà kể lể giữa chốn đông người. Chàng tưởng nghe thấy những câu bình phẩm to nhỏ, và trông thấy những cái mỉm cười chế giễu của mọi người. Vợ chàng sẽ nói thế nào?

– Thôi, chúng ta về ngay đi.

Tâm nói như người sốt ruột, giật cánh tay vợ rảo bước mau.

Đợi bà cụ đi khuất đầu phố, Tâm và vợ trở lại nhà hàng trả tiền, rồi đánh xe ra ngoài. Máy chạy đều, cái xe êm ru bắt đầu lướt trên đất.

Khi đến chỗ quặt quá ga, bỗng nhiên Tâm thoáng thấy đứng bên cạnh đường, một bà cụ già khom lưng dựa vào một cô con gái. Chiếc xe chạy bắn vọt bùn lên quần áo hai người. Trong một giây, Tâm thấy cặp mắt đen láy của cô gái quê mở to ngạc nhiên nhìn mình.

Tâm không ngoảnh lại, chàng nghĩ đến bà mẹ, đến cô Trinh vẫn chơi đùa với chàng thuở nhỏ. Song những hình ảnh ấy như xa xăm lắm, và Tâm vẫn thấy dửng dưng không bận tâm trí. Giữa những kỷ niệm ấy với Tâm, như có một cái bờ ngăn cản: xe ô tô, vợ chàng, cái đời sang trọng, sung sướng của chàng hiện giờ.

Phong cảnh đồng ruộng hai bên đường vùn vụt trốn lại sau như càng làm xa cách chàng với cảnh thôn quê cũ.

(Trích Trở về – Thạch Lam, nguồn sachhayonline.com)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận cảm nhận về nhân vật Tâm và hình ảnh người mẹ trong đoạn trích truyện Trở về của Thạch Lam.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

PhầnCâuNội dung
I ĐỌC HIỂU
 1Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
2Văn bản viết về vấn đề: Giá trị hiện thực trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
3Văn bản có 2 luận điểm: –  Luận điểm 1: Bối cảnh hiện thực thời Nguyễn Du sống. –  Luận điểm 2: Sự tác động của bối cảnh hiện thực đối với “Truyện Kiều”.
4Quan điểm: –  Đánh giá cao giá trị hiện thực trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du; –  Phê phán chế độ phong kiến thời kì suy tàn.
5Rút ra bài học về cách ứng xử với cái xấu, cái ác trong cuộc sống hiện nay: –  Không hùa theo, không tiếp tay cho cái xấu, cái ác; –   Cần mạnh mẽ lên tiếng và có những hành động để ngăn chặn, loại bỏ cái xấu, cái ác; –  Cần kêu gọi mọi người cùng chung tay để đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác.
II VIẾT
  Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày ý kiến của anh/ chị về việc sống có kỉ luật.
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận văn học
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: phân tích nhân vật
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết – Xác định được các ý chính của bài viết – Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: * Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề. * Triển khai vấn đề nghị luận:Cảm nhận về nhân vật Tâm và người mẹ trong đoạn trích.       a. Về nội dung:        * Tóm tắt sơ lược cốt truyện: Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính tên Tâm, được người mẹ tần tảo sớm khuya nuôi dạy nên người. Tuy nhiên khi được ra thành phố, cuộc sống danh lợi hào nhoáng, kim tiền lấp lánh dường như khiến anh ta mờ mắt và quên đi người mẹ già ở quê nhà. * Nhân vật Tâm: – Đối với người mẹ: Tâm là một người con bất hiếu, tham giàu sang, bị cuộc sống giàu sang chốn phồn hoa làm tha hóa, thay đổi tính cách con người, chối bỏ cả mẹ già. + Trong khoảng thời gian sáu năm trời biền biệt ấy, Tâm chỉ gửi tiền hàng tháng về cho mẹ và tuyệt nhiên không một lời hỏi thăm, để tâm đến những bức thư mẹ gửi từ quê ra với biết bao sự săn sóc, ân cần. + Khi nhận được bức thư của mẹ: “Tâm chỉ đọc thoáng qua rồi không để ý đến”, thấy khó chịu bởi “nét chữ viết non nớt nguệch ngoạc, và lời lẽ quê kệch”. + Khi lấy vợ: không báo tin cho mẹ biết vì sợ bị phát hiện là mình có người mẹ nghèo khổ nơi quê nhà . + Khi bất đắc dĩ phải về thăm, Tâm đáp lại tình cảm của bà bằng sự thờ ơ cùng thái độ kiêu căng, hách dịch. + Tâm tự phụ mình là một người thành đạt, giàu sang và cho rằng người mẹ của mình, cô Trinh,…là kẻ quê kệch, kém cỏi và gần như không dành cho họ sự tôn trọng. + Không quan tâm đến tình cảm, cảm xúc của mẹ. Người mẹ già dù ít học nhưng đã nuôi anh ta khôn lớn trưởng thành. + Chẳng quan tâm và còn cảm thấy khó chịu khi thấy mẹ ở ga. Anh ta chỉ lo sợ rằng bà cụ sẽ khóc lóc kể lể, ái ngại những câu bình phẩm to nhỏ, cái mỉm cười chế giễu của mọi người mà không quan tâm đến cảm xúc người mẹ nghèo. + Giục vợ đi nhanh, sốt ruột rảo bước mà không thèm nhìn mẹ. + Dửng dưng khi thấy chiếc xe chạy bắn vọt bùn lên quần áo hai người. + Sống ích kỉ, thực dụng. – Đối với cô hàng xóm: không chút tình nghĩa, kỉ niệm… + Dửng dưng lúc trông thấy cô hàng xóm tên Trinh tốt bụng vẫn chơi đùa cùng mình thuở nhỏ. + Kỉ niệm đẹp của tuổi thơ đối với Tâm giờ đây thật trẻ con và vô vị. Anh ta cảm thấy sẽ thật “điên rồ khi đi lấy một cô gái quê như Trinh để sống một cái đời tối tăm nghèo khổ”. – Tâm trạng: trở về vội vã, ra đi cũng vội vã vì sợ vợ biết mẹ mình; nửa đau khổ khi rời đi, nửa vẫn dứt khoát ra đi theo tiếng gọi giàu sang nơi phố thị. Đồng tiền đã chiến thắng tình người trong Tâm… * Hình ảnh bà mẹ: một người mẹ già thương con, nghèo khổ, bất hạnh… – Quan tâm, lo cho con, viết thư thăm con. – Một người mẹ già tần tảo sớm hôm nuôi con ăn học, sống một mình ở quê, hi sinh tất cả vì con nhưng nhận lại là một sự thờ ơ, bất hiếu từ đứa con. – Biết con đối xử tệ bạc với mình, người mẹ vẫn cố gắng đi ra ga để được trông thấycon.  b. Về nghệ thuật: – Cốt truyện đơn giản. – Miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật; nghệ thuật kể chuyện, dựng cảnh… – Ngôn ngữ: giản dị, nhẹ nhàng, giàu chất thơ… – Ngôi kể thứ 3. – Cách kể truyện sinh động, hấp dẫn. – Các từ láy: dửng dưng, xa xăm, tha thiết… c. Đánh giá chung: – Nhân vật Tâm tiêu biểu cho hạng người chối bỏ quê hương, gia đình chạy theo cám dỗ tiền bạc, địa vị… – Qua đó bộc lộ giá trị nhân đạo của tác phẩm và làm rõ phong cách viết truyện của Thạch Lam.
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: – Triển khai được ít nhất hai luận điểm để àm rõ quan điểm cá nhân – Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng. Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
đ. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

VĂN BẢN THÔNG TIN

Đề 2:

I. ĐỌC (6,0 điểm)

VỊNH HẠ LONG

Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có một không hai của đất nước Việt Nam.

Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên. Trên một diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu phượng múa. Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như bức tường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời. Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển. Tùy theo sự phân bố của đảo, mặt vịnh Hạ Long lúc tỏa mênh mông, lúc thu hẹp thành ao, thành vũng, lúc bị kẹp giữa hai triển đảo như một dòng suối, lúc uốn quanh chân đảo như dải lụa xanh.

Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng. Nét duyên dáng của Hạ Long chỉ là cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất trời. Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh. Đất trời Hạ Long bốn mùa sáng trắng. Bốn mùa Hạ Long phủ trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.

Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá nục. Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he. Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long. Những ngày hè đi bên bờ Hạ Long ta có cảm giác như đi trước cửa gió. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta. Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vọng lại. Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về, theo gió ngân lên vang vọng.

Núi non, sóng nước tươi đẹp của Hạ Long là một bộ phận của non sông Việt Nam gấm vóc mà nhân dân ta đời nọ tiếp đời kia mãi mãi giữ gìn.

Theo Thi sảnh

Câu 1: Tác giả tả cảnh theo trình tự nào?

Câu 2: Bài văn gồm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần?

Câu 3: Tìm những hình ảnh so sánh trong bài.

Câu 4: Nêu tác dụng của các biện pháp so sánh đó.

PHẦN II. VIẾT: (4 điểm)

Viết bài văn phân tích truyện ngắn: Cho đi là nhận lại

            Có một người phụ nữ nào vừa chuyển đến nơi ở mới. Hàng xóm của bà là một người mẹ nghèo sống cùng cậu con trai đang tuổi thiếu nhi. Một buổi tối mất điện, bà chưa kịp thắp nến lên cho sáng thì có tiếng gõ cửa. Bà ra mở cửa, thì ra đó là con của nhà hàng xóm. Cậu bé nói: “Con chào dì, dì cho con hỏi nhà dì có nến không ạ?”. Người phụ nữ thầm nghĩ: “Cái gia đình này nghèo đến nỗi ngay cả nến cũng không có sao? Tốt nhất là không cho, vì nếu cho, họ sẽ ỷ lại mất”. Nghĩ vậy, bà trả lời: “Dì không có”. Đúng lúc bà đang chuẩn bị đóng cửa thì cậu bé cười rạng rỡ và lấy trong túi áo ra hai cây nến: “Mẹ và con sợ dì sống một mình không có nến nên con đem sang biếu dì hai cây nến để thắp sáng ạ”. Lúc này, bà vừa thấy xấu hổ, vừa cảm động rơi nước mắt, bà liền ôm chặt cậu bé vào lòng.

                                              (Khuyết danh. Theo https://thiquocgia.vn/)

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

PhầnCâuNội dung
I ĐỌC HIỂU
 1Tác giả tả cảnh vịnh Hạ Long không theo trình tự thời gian mà tả theo đặc điểm nổi bật của cảnh.
2Bài văn gồm 3 phần * Mở bài: (câu đầu) Giới thiệu về vịnh Hạ Long * Thân bài: gồm 3 đoạn – Đoạn 1: Từ “Cái dẹp của Hạ Long.” đến “…như dải lụa xanh”. Sự kì vĩ của vịnh Hạ Long với hàng nghìn hòn đảo. – Đoạn 2: Từ “Thiên nhiên Hạ Long.” Đến “…cũng phơi phới”. Vẻ duyên dáng của vịnh Hạ Long. – Đoạn 3: Từ “Tuy bốn mùa là vậy…” đến “…ngân lên vang vọng”. Những nét riêng biệt hấp dẫn của Hạ Long qua bôn mùa. *Kết bài: Câu cuối: Nhân dân mãi mãi giữ gìn Hạ Long vì nó là một bộ phận của non sông Việt Nam gấm vóc.
3Những hình ảnh so sánh trong bài – “….hàng nghìn đảo nhấp nhô, khuất khúc như rồng chầu, phượng múa”. – “Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt như quân cờ bày chon von trên mặt biển”. – “ mặt vịnh Hạ Long như một dòng suối, lúc uốn quanh chân đảo như dải lụa xanh”. – “Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt”
41. So sánh về hình dáng đảo: So sánh đảo với rồng chầu phượng múa: Thể hiện sự hùng vĩ, uy nghi của các hòn đảo. So sánh đảo với bức tường thành: Thể hiện sự kiên cố, vững chãi của các hòn đảo. So sánh đảo với quân cờ: Thể hiện sự nhấp nhô, lấp lánh của các hòn đảo trên mặt biển. 2. So sánh về không gian vịnh: So sánh mặt vịnh với ao, thành vũng: Thể hiện sự đa dạng về địa hình của vịnh. So sánh mặt vịnh với dòng suối: Thể hiện sự uốn lượn, quanh co của các hòn đảo. 3. So sánh về màu sắc: So sánh màu nước vịnh với màu xanh biếc: Thể hiện sự trong xanh, tươi mát của nước. So sánh màu núi với màu xanh lam: Thể hiện sự hùng vĩ, thơ mộng của núi non. So sánh màu trời với màu xanh lục: Thể hiện sự tươi sáng, bao la của bầu trời. 4. So sánh về âm thanh: So sánh tiếng gió với tiếng ru, tiếng quạt: Thể hiện sự êm ả, nhẹ nhàng của gió. So sánh tiếng gió với tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục: Thể hiện sự sôi động, náo nhiệt của cuộc sống. Tác dụng của các hình ảnh so sánh: Giúp cho việc miêu tả cảnh vật trở nên sinh động, cụ thể, hấp dẫn hơn. Nhờ có các hình ảnh so sánh, người đọc có thể hình dung ra được vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của Vịnh Hạ Long một cách dễ dàng và rõ ràng hơn. Gợi tả cảm xúc của tác giả trước cảnh đẹp Vịnh Hạ Long. Qua các hình ảnh so sánh, ta có thể cảm nhận được niềm tự hào, say mê của tác giả trước vẻ đẹp của non sông đất nước. Làm cho ngôn ngữ thêm phong phú, tăng tính biểu cảm. Việc sử dụng các hình ảnh so sánh một cách hợp lý giúp cho bài viết trở nên sinh động, hấp dẫn và thu hút người đọc hơn. Ngoài ra, các hình ảnh so sánh còn góp phần khẳng định giá trị của Vịnh Hạ Long – một di sản thiên nhiên độc đáo của Việt Nam.
II VIẾT
 AĐảm bảo cấu trúc bài nghị luận:D Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề
 bXác định đúng vấn đề cần nghị luận: phân tích truyện ngắn Cho đi là nhận lại.
 cTriển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:
  * Tóm tắt nội dung, nêu chủ đề truyện: Tình cảm yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia giữa người với người trong cuộc sống.  * Về nội dung: Phân tích làm rõ được các nhân vật trong truyện. – Nhân vật người dì: + Lúc đầu suy nghĩ không tốt về gia đình hàng xóm gia đình này nghèo đến nỗi không có nến; sự ích kỉ, hẹp hòi, toan tính không muốn chia sẻ của bà tốt nhất là không cho…dì không có… +  Khi nghe cậu bé nói: Mẹ và con sợ dì sống một mình không có nến nên con đem sang biểu dì hai cây nến để thắp sáng ạ : bà chợt hiểu ra; bà vừa thấy xấu hổ vì suy nghĩ của bản thân, vừa cảm động rơi nước mắt => nước mắt của sự hối hận, xấu hổ trước suy nghĩ và thái độ hẹp hòi của bản thân; cảm động trước hành động yêu thương, sẻ chia của mẹ con người hàng xóm; giọt nước mắt của lòng biết ơn vì cậu bé đã cho bà một bài học về tình người trong cuộc sống,… –  Nhân vật cậu bé: + Hoàn cảnh: nghèo khổ, sống với mẹ, bố mất; là hàng xóm của người phụ nữ. + Thái độ: lễ phép, thân thiện con chào dì, cười rạng rỡ khi được cho đi … + Lời nói, hành động: vô tư trong sáng đầy thấu hiểu, yêu thương sợ dì sống một mình không có nến nên con đem sang biểu dì hai cây nến để thắp sáng ạ. => Cậu bé tuy nghèo về vật chất nhưng giàu có về tình thần; hành động quan tâm sẻ chia đã cảm hóa người hàng xóm, thắp sáng tình người trong câu chuyện,… – Nhân vật người mẹ: – Xuất hiện gián tiếp qua lời nói của cậu bé đã cho thấy: bà là người nhân hậu, giáo dục con biết sẻ chia, quan tâm, thấu hiểu. => Đó là cội nguồn của lòng tốt, của tình thương… * Về nghệ thuật: – Cốt truyện đơn giản, ngắn gọn, sâu sắc, … – Tình huống truyện bất ngờ, hấp dẫn,… – Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua suy nghĩ, hành động, lời nói để bộc lộ tính cách làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. – Ngôn ngữ giản dị, trong sáng,…
  – Đánh giá chung:
  – Qua hành động quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ của mẹ con cậu bé với người hàng xóm, truyện đã ngợi ca tình yêu thương, lòng trắc ẩn; truyện cũng là lời nhắn nhủ cho đi là nhận lại không nên hẹp hòi, toan tính, ích kỉ trong cách sống. – Truyện bồi đắp lòng nhân ái, lối sống đẹp, biết sống vì mọi người. Đó là tình cảm cội rễ để hình thành những tình cảm cao quý khác của con người như tình yêu quê hương, đất nước.
 dChính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt
 eSáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Các bài viết, tài liệu được chúng tôi sưu tầm và chia sẻ thường không rõ tác giả. Nếu bạn thấy ảnh hưởng quyền lợi, vi phạm bản quyền xin gửi mail tới phuong@dayhoc.page. Xin cám ơn!
Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous Article
Nên học KHTN hay KHXH?

Nên học KHTN hay KHXH?

Related Posts