5 đề ôn thi giữa kì 1 lớp 6 môn Tiếng Việt

Đề ôn thi giữa kì 1 lớp 6 môn Tiếng Việt số 1

CÁ CHÉP VÀ CON CUA

Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt rất đau đớn, cá chép con bèn bơi lại gần và hỏi:

– Bạn cua ơi, bạn làm sao thế?

Cua trả lời:

– Tớ đang lột xác bạn à.

– Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn phải làm như thế?

– Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất đau đớn cá chép con ạ

– À, bây giờ thì tớ đã hiểu.

(Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc – NXB Kim Đồng, 2009)

Câu 1. Văn bản trên được kể theo ngôi kể nào? Xác định phương thức biểu đạt tác giả sử dụng trong văn bản trên?

Câu 2. Tìm trong văn bản: lời người kể chuyện, lời của các nhân vật.

Câu 3. Câu chuyện trên sử dụng các biện pháp tu từ nổi bật nào? Tác dụng của các biện pháp tu từ đó?

Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (từ 3-5 câu) về thông điệp ý nghĩa mà em nhận được từ câu chuyện trên.

PHẦN II: TẬP LÀM VĂN 

Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em về một người bạn mà em yêu mến.

Phần/ câuNội dung cần đạtHọc sinh có thể diễn đạt khác nhưng cơ bản đảm bảo nội dung hướng dẫn sau và không mắc lỗi cơ bản (chính tả, ngữ pháp, diễn đạt…).Biểu điểm
Phần I: Đọc – hiểu4 điểm
Câu 1– Văn bản trên được kể theo: ngôi thứ ba0,25 điểm
– Phương thức biểu đạt: Tự sự0,25 điểm
Câu 2– Lời người kể chuyện: Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt rất đau đớn, cá chép con bèn bơi lại gần và hỏi; Cua trả lời– Lời nhân vật cua:+ Tớ đang lột xác bạn à.+ Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất đau đớn cá chép con ạ– Lời nhân vật cá chép:+ Bạn cua ơi, bạn làm sao thế?+ Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn phải làm như thế?+ À, bây giờ thì tớ đã hiểu.0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 3– Biện pháp tu từ nổi bật:+ Nhân hóa (xây dựng nhân vật có suy nghĩ lời nói như con người)+ Ẩn dụ (qua câu trả lời của cua – quá trình lột xác chính là quá trình vượt qua khó khăn, thử thách để trưởng thành)– Tác dụng: giúp câu chuyện trở nên sinh động, có ý nghĩa sâu sắc, gửi gắm bài học một cách kín đáo và thấm thía0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 4– Thông điệp ý nghĩa từ câu chuyện: Muốn lớn lên và trưởng thành, muốn đạt đến thành công thì tất cả muôn loài và con người cần phải trải qua chông gai, thử thách, qua quá trình lột xác đau đớn1,0 điểm
Phần II: Tập làm văn6,0 điểm
 * Yêu cầu về kĩ năng:– Bài viết đúng thể loại tự sự có bố cục 3 phần kể chuyện tự nhiên.– Không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, sử dụng ngôi kể hợp lý.-Trong khi kể có kèm theo những lời nhận xét, bình luận của mình.– Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ, cảm xúc sâu sắc.*Yêu cầu về kiến thức:-Xác định được yêu cầu của bài văn tự sự (kể về một trải nghiệm)– Đảm bảo các nội dung:A. Mở bài:Giới thiệu câu chuyện sẽ kể:Em sẽ kể về trải nghiệm gì? Vì sao?Ấn tượng của em về trải nghiệm đó?B. Thân bài:– Trải nghiệm diễn ra khi nào? Ở đâu? Cùng với ai?+ Kể khái quát những đặc điểm, ngoại hình, tính cách của bạn+ Kể lại kỉ niệm về người bạn thân em yêu mến:– Câu chuyện vui hay buồn ? Diễn biến câu chuyện như thế nào? Em đã trải qua những gì? Những ai liên quan đến câu chuyện? Trong câu chuyện đó mọi người đã nói và làm gì? Tâm trạng của em và mọi người ra sao? Chuyện kết thúc như thế nào?– Cảm xúc của em khi nhớ và kể lại câu chuyệnC. Kết bài:Bài học rút ra từ câu chuyện đó? Ý nghĩa của tình bạn là yêu thương, chia sẻ, biết quan tâm, giúp đỡ nhau. Những cảm xúc suy nghĩ đọng lại trong em0,75 điểm 4,0 điểm 0,75 điểm
 Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt.0,25 điểm
 Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.0,25 điểm

Đề ôn thi giữa kì 1 lớp 6 môn Tiếng Việt số 2

Phần I. Đọc – hiểu 

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới. Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:

– Tôi đánh rơi tấm vải khoác!

– Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được.

Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:

– Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.

– Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.

Nhím ra dáng nghĩ:

– Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.

Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình Nhím dựng lên nhọn hoắt. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may.

(Trích “Những chiếc áo ấm”, Võ Quảng)

Câu 1: Thể loại của đoạn trích trên là:

A. Truyện cổ tích
B. Truyện đồng thoại
C. Truyện truyền thuyết
D. Truyện ngắn

Câu 2: Đoạn trích trên được kể bằng lời của ai?

A. Lời của người kể chuyện
B. Lời của nhân vật Nhím
C. Lời của nhân vật Thỏ
D. Lời của Nhím và Thỏ

Câu 3: Nhận xét nào nêu lên đặc điểm của nhân vật trong văn bản trên?

A. Nhân vật là loài vật, sự vật được nhân cách hóa như con người.
B. Nhân vật là loài vật, sự vật có liên quan đến lịch sử.
C. Nhân vật là loài vật, sự vật có những đặc điểm kì lạ.
D. Nhân vật là loài vật, sự vật gắn bó thân thiết với con người như bạn.

Câu 4: Em hiểu nghĩa của từ “tròng trành” trong câu “Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước.” là gì?

A. quay tròn, không giữ được thăng bằng.
B. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại.
C. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại, không giữ được thăng bằng.
D. ở trạng thái quay tròn, nghiêng qua nghiêng lại.

Câu 5: Thỏ đã gặp sự cố gì trong đoạn trích trên?

A. Bị ngã khi cố với một chiếc khăn.
B. Tấm vải của Thỏ bị gió cuốn đi, rơi trên ao nước.
C. Bị thương khi cố khều tấm vải mắc trên cây.
D. Đi lạc vào một nơi đáng sợ.

Câu 6: Có bao nhiêu từ láy trong đoạn văn sau?

“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút.”

A. Bốn từ
B. Năm từ
C. Sáu từ
D. Bảy từ

Câu 7: Từ ghép trong câu văn “Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may” là những từ nào?

A. Nhím rút, tấm vải
B. Một chiếc, để may
C. Chiếc lông, tấm vải
D. Lông nhọn, trên mình

Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong lời nhận xét sau để thể hiện đúng nhất thái độ của Nhím đối với Thỏ qua câu nói “Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được?”

Nhím……………. cho Thỏ.

A. Lo sợ
B. Lo lắng
C. Lo âu
D. Lo ngại

Câu 9 Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu văn sau “Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật”.

Câu 10: Từ hành động của các nhân vật trong đoạn trích, em rút ra được những bài học đáng quý nào?

Phần II. Làm văn 

Viết bài văn (khoảng 1,5 trang giấy) kể lại trải nghiệm một lần em giúp đỡ người khác hoặc nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh.

Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6

PhầnNội dungĐiểm
Phần I. Đọc – hiểuCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8BAACBCCDMỗi câu đúng được 0.5 điểm4.0 
Câu 9– Biện pháp tu từ nhân hóa: run lên bần bật.– Tác dụng:+ Biện pháp nhân hóa đã làm cho hình ảnh cây cối trở nên sinh động, giống như con người, cũng cảm nhận được cái rét của gió bấc.+ Gợi tả khung cảnh mùa đông giá rét0.5 0.5
Câu 2– HS nêu được những bài học phù hợp:+ Có lòng nhân ái, yêu thương mọi người+ Cần biết cảm thông, thấu hiểu, giúp đỡ người khác khi họ khó khăn.+ Nhanh nhẹn, linh hoạt khi gặp khó khăn,…(HS rút ra 1 thông điệp hợp lí thì chấm ½ số điểm; HS rút ra từ 2-3 thông điệp có diễn giải hợp lí thì chấm điểm tối đa).1.0
Phần II. Làm văn (4.0 điểm)
 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sựĐủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.0.25
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể về một lần em giúp đỡ người khác hoặc nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh0.25
c. Kể về một lần em giúp đỡ người khác hoặc nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanhHS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:– Sử dụng ngôi kể thứ nhất.– Giới thiệu được trải nghiệm.– Các sự kiện chính trong trải nghiệm: bắt đầu – diễn biến – kết thúc.– Những ý nghĩa của trải nghiệm với bản thân.2.5 
d. Chính tả, ngữ phápĐảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.0.5
e. Sáng tạo: Bố cục rõ ràng, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc0.5

Đề ôn thi giữa kì 1 lớp 6 môn Tiếng Việt số 3

I. ĐỌC HIỂU 

Đọc văn bản sau:

SỰ TÍCH CÂY NGÔ

  Năm ấy, trời hạn hán. Cây cối chết khô vì thiếu nước, bản làng xơ xác vì đói khát. Nhiều người phải bỏ bản ra đi tìm nơi ở mới. Ở nhà nọ chỉ có hai mẹ con. Người mẹ ốm đau liên miên và cậu con trai lên 7 tuổi. Cậu bé tên là Aưm, có nước da đen nhẫy và mái tóc vàng hoe. Tuy còn nhỏ nhưng Aưm đã trở thành chỗ dựa của mẹ. Hằng ngày, cậu dậy sớm vào rừng kiếm măng, hái nấm, hái quả mang về cho mẹ. Nhưng trời ngày càng hạn hán hơn. Có những lần cậu đi cả ngày mà vẫn không tìm được thứ gì để ăn.Một hôm, vừa đói vừa mệt cậu thiếp đi bên bờ suối. Trong mơ, cậu nhìn thấy một con chim cắp quả gì to bằng bắp tay, phía trên có chùm râu vàng như mái tóc của cậu. Con chim đặt quả lạ vào tay Aưm rồi vỗ cánh bay đi. Tỉnh dậy Aưm thấy quả lạ vẩn ở trên tay. Ngạc nhiên, Aưm lần bóc các lớp vỏ thì thấy phía trong hiện ra những hạt màu vàng nhạt, xếp thành hàng đều tăm tắp. Aưm tỉa một hạt bỏ vào miệng nhai thử thì thấy có vị ngọt, bùi. Mừng quá, Aưm cầm quả lạ chạy một mạch về nhà.

Mẹ của cậu vẫn nằm thiêm thiếp trên giường. Thương mẹ mấy ngày nay đã đói lả, Aưm vội tỉa những hạt lạ đó mang giã và nấu lên mời mẹ ăn. Người mẹ dần dần tỉnh lại, âu yếm nhìn đứa con hiếu thảo. Còn lại ít hạt, Aưm đem gieo vào mảnh đất trước sân nhà. Hằng ngày, cậu ra sức chăm bón cho cây lạ. Nhiều hôm phải đi cả ngày mới tìm được nước uống nhưng Aưm vẫn dành một gáo nước để tưới cho cây. Được chăm sóc tốt nên cây lớn rất nhanh, vươn những lá dài xanh mướt. Chẳng bao lâu, cây đã trổ hoa, kết quả.

Mùa hạn qua đi, bà con lũ lượt tìm về bản cũ. Aưm hái những quả lạ có râu vàng hoe như mái tóc của cậu biếu bà con để làm hạt giống. Quý tấm lòng thơm thảo của Aưm, dân bản lấy tên câu bé đặt tên cho cây có quả lạ đó là cây Aưm, hay còn gọi là cây ngô. Nhờ có cây ngô mà từ đó, những người dân Pako không còn lo thiếu đói nữa.

(Truyện cổ tích Việt Nam – Nguồn truyencotich.vn)

Lựa chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1. Truyện Sự tích cây ngô thuộc thể loại nào?

A. Truyện cổ tích
B. Truyện đồng thoại
C. Truyền thuyết
D. Thần thoại

Câu 2. Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy?

A.Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ ba
C. Ngôi thứ hai
D. Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 3. Trong câu chuyện, em bé cứu sống được mẹ là nhờ tìm được thầy lang giỏi, theo em đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 4. Theo em, cây ngô biểu tượng cho điều gì của dân làng Pako?

A. Biểu tượng cho sự sống và lòng hiếu thảo
B. Biểu tượng cho sự sống và tình yêu thương
C. Biểu tượng cho sự sống ấm no của dân làng
D. Biểu tượng cho sự sống và ước mơ cao đẹp

Câu 5. Vì sao em bé lại đem giống ngô cho mọi người?

A. Vì em nghĩ mọi người đều thương yêu em
B. Vì em bé muốn mẹ được khỏe mạnh
C. Vì em thích loại giống lạ mới thấy lần đầu
D. Vì em có lòng tốt muốn chia sẻ cho dân làng

Câu 6. Chủ đề nào sau đây đúng với truyện Sự tích cây ngô?

A. Ca ngợi ý nghĩa của loài cây
B. Ca ngợi lòng hiếu thảo
C. Ca ngợi tình cảm gia đình
D. Ca ngợi tình mẫu tử

Câu 7. Trong câu văn“Mùa hạn qua đi, bà con lũ lượt tìm về bản cũ.”,từ lũ lượt là từ gì?

A.Từ láy
B. Từ nhiều nghĩa
C. Từ ghép
D. Từ đồng âm

Câu 8. “Hằng ngày, cậu dậy sớm vào rừng kiếm măng, hái nấm, hái quả mang về cho mẹ.” Từ in đậm trong câu văn thuộc loại trạng ngữ nào?

A. Trạng ngữ chỉ thời gian
B. Trạng ngữ chỉ mục đích
C. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
D. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

Thực hiện yêu cầu:

Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc câu chuyện trên.

Câu 10. Qua câu chuyện, em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì với cha mẹ và cộng đồng?

II. VIẾT

Hãy kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em.

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6

PhầnCâuNội dungĐiểm
IĐỌC HIỂU6,0
 1A0,5
2B0,5
3B0,5
4C0,5
5D0,5
6B0,5
7C0,5
8A0,5
 9– HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học.– Lí giải được lí do nêu bài học ấy.1,0
 10HS tự rút ra trách nhiệm về nhận thức và hành động của bản thân đối với cha mẹ và cộng đồng.1,0
II VIẾT4,0
 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự0,25
 b. Xác định đúng yêu cầu của đề.Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em.0,25
 c. Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em.HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:– Sử dụng ngôi kể phù hợp.– Giới thiệu được câu chuyện truyền thuyết định kể.– Giới thiệu được nhân vật chính, các sự kiện chính trong truyền thuyết: bắt đầu – diễn biến – kết thúc.– Ý nghĩa của truyện truyền thuyết.2.5
 d. Chính tả, ngữ phápĐảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.0,5
 e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo.0,5

Đề ôn thi giữa kì 1 lớp 6 môn Tiếng Việt số 4

PHẦN I. ĐỌC HIỂU 

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

(Ca dao)

Câu 1 Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Bài ca dao trên thể hiện tình cảm gì?

Câu 2. Ghi lại các 2 từ đơn, 2 từ ghép có trong đoạn thơ trên?

Câu 3 Câu thơ “Công cha như núi Thái Sơn ” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?

Câu 4. Em hiểu câu thơ “ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” như thế nào? (Trả lời khoảng 2 dòng).

Câu 5 Ý kiến của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người? (Trả lời khoảng 3 – 4 dòng).

PHẦN II. VIẾT 

Hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc hoặc nghe kể (lưu ý: không sử dụng các truyện có trong SGK Ngữ văn 6).

Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 6

I. Đọc hiểu
1(1.0 điểm).– Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát– Bài ca dao trên thể hiện tình cảm của cha mẹ với con cái.0,5đ0,5đ
2(1.0 điểm).Ghi lại các 2 từ đơn: như, nước, chảy, ra, thờ, kính,…Ghi lại các 2 từ ghép: Công chaThái Sơnnghĩa mẹMỗi từ đúng đạt 0,25đ
3(1.0 điểm).– Câu “Công cha như núi Thái Sơn ” sử dụng phép so sánh– Tác dụng: ca ngợi công lao vô cùng to lớn của người cha…0,5đ0,5đ
4(1.0 điểm).Câu thơ “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con ”là lời nhắn nhủ về bổn phận làm con. Công lao cha mẹ như biển trời, vì vậy chúng ta phải tạc dạ ghi lòng, biết sống hiếu thảo với cha mẹ. Luôn thể hiện lòng hiếu thảo bằng việc làm cụ thể như vâng lời, chăm ngoan, học giỏi, giúp đỡ cha mẹ…1.0 
5(1.0 điểm).HS có thể trình bày một số ý cơ bản như:– Gia đình là nơi các thành viên có quan hệ tình cảm ruột thịt sống chung và gắn bó với nhau. Nói ta được nuôi dưỡng và giáo dục để trưởng thành.– Là điểm tựa tinh thần vững chắc cho mỗi cá nhân– Là gốc rễ hình thành nên tính cách con người– Trách nhiệm của mỗi cá nhân trong gia đình:xây dựng giữ gìn gia đình hạnh phúc đầm ấm…1,0đHS kiến giải hợp lý theo cách nhìn nhận cá nhân vẫn đạt điểm theo mức độ thuyết phục…
Phần II. ViếtHãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc hoặc nghe kể …
a. Yêu cầu Hình thức– Thể loại : Tự sự – Ngôi kể: Thứ 3. Truyện ngoài SGK.– Bố cục đầy đủ, mạch lạc.– Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu.– Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.1.0 đ
b. Yêu cầu nội dung a. Mở bài: – Giới thiệu câu chuyện .0,5đ
b. Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc theo cốt truyện đã đọc/ nghe.– Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính.– Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc.3,0đ
c. Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ0,5đ
Tổng điểm10,0đ

Đề ôn thi giữa kì 1 lớp 6 môn Tiếng Việt số 5

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách chọn chữ cái trước câu trả lời đúng:

Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

Câu 1 : Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?

A. Em bé thông minh.

B. Sơn Tinh, Thủy Tinh.

C. Thạch Sanh.

D. Thánh Gióng.

Câu 2 : Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?

A. Tự sự.

B. Miêu tả.

C. Biểu cảm.

D. Nghị luận.

Câu 3 : Cụm từ nào trong câu văn sau là cụm danh từ?

“Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.”

A. Tráng sĩ bèn nhổ

B. những cụm tre cạnh đường

C. quật vào giặc.

D. những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.

Câu 4 : Chi tiết sau đây có ý nghĩa gì?

“Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.”

A. Hình ảnh Gióng bất tử trong lòng nhân dân.

B. Gióng xả thân vì nghĩa lớn, không hề đòi hỏi công danh, phú quý.

C. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở.

D. Cả A, B và C

II. PHÀN TỰ LUẬN:

Câu 1 : Thế nào là truyện ngụ ngôn? Kể tên các truyện ngụ ngôn mà em đã học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn 6 (Tập 1) ?

Câu 2 : Hãy giải nghĩa của các từ “xuân” trong câu thơ sau và cho biết từ “xuân” nào được dùng theo nghĩa gốc, từ “xuân” nào được dùng theo nghĩa chuyển?

Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

(Hồ Chí Minh)

Câu 3 : Mẹ là người đã sinh ra em, là người dìu dắt, che chở cho em trong cuộc sống. Hãy viết một bài văn kể về mẹ của em?

Đáp án

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM 

Câu1234
Đáp ánDABD

Phần II. TỰ LUẬN (8 điểm)

Câu 1 : (1.5 điểm)

– Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. (0,5 điểm)

– Các truyện ngụ ngôn đã học và đọc thêm: (1 điểm)

Ếch ngồi đáy giếng.

Thầy bói xem voi.

Đeo nhạc cho mèo.

Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

Câu 2 : (1.5 điểm)

– Từ “xuân” trong câu 1 được dùng theo nghĩa gốc (0,25 điểm): Chỉ một mùa trong năm, mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mở đầu của một năm.(0,5 điểm)

– Từ “xuân” trong câu 2 được dùng theo nghĩa chuyển ( 0,25 điểm): Chỉ sự tươi đẹp, giàu có, tươi mới của đất nước.(0,5 điểm)

Câu 3 : (5 điểm)

* Yêu cầu chung: HS biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về văn kể chuyện để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, kể phải phù hợp với đời sống thực tế. Văn viết có cảm xúc, chân thực, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể :

a. Mở bài: (0,5 điểm)

– Giới thiệu chung về mẹ em.

b. Thân bài: ( 4 điểm )

– Giới thiệu về mẹ qua hình dáng, tuổi tác, tính tình, công việc.

– Kể về sở thích của mẹ.

– Kể về sự quan tâm, chăm sóc của mẹ đối với cả nhà.

– Kể về tình yêu thương đặc biệt mà mẹ dành cho em (có thể kể một kỉ niệm sâu sắc giữa em và mẹ)

c. Kết bài: (0,5 điểm)

– Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với mẹ.

Các bài viết, tài liệu được chúng tôi sưu tầm và chia sẻ thường không rõ tác giả. Nếu bạn thấy ảnh hưởng quyền lợi, vi phạm bản quyền xin gửi mail tới phuong@dayhoc.page. Xin cám ơn!
Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous Article
Phương pháp Pomodoro là gì?

Phương pháp Pomodoro là gì?

Next Article
Bài thơ Bắt Nạt có đáng bị lên án?

Bài thơ Bắt Nạt có đáng bị lên án?

Related Posts